MIỄN DỊCH CHỦ ĐỘNG VÀ THỤ ĐỘNG Ở BÉ SINH MỔ: LIỆU BẠN ĐÃ HIỂU HẾT?

MIỄN DỊCH CHỦ ĐỘNG VÀ THỤ ĐỘNG Ở BÉ SINH MỔ: LIỆU BẠN ĐÃ HIỂU HẾT?
MIỄN DỊCH CHỦ ĐỘNG VÀ THỤ ĐỘNG Ở BÉ SINH MỔ: LIỆU BẠN ĐÃ HIỂU HẾT?
MIỄN DỊCH CHỦ ĐỘNG VÀ THỤ ĐỘNG Ở BÉ SINH MỔ: LIỆU BẠN ĐÃ HIỂU HẾT?

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, đường ruột của trẻ sinh mổ có nguy cơ thiếu đi các chủng lợi khuẩn. Điều này khiến trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc một số bệnh lý do thiếu hụt miễn dịch [1]. Chính vì vậy, đừng nên bỏ qua những vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch khi chăm sóc trẻ sinh mổ bỏ qua những vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch của các bé.

Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng. Trong bài viết sau, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn vì sao trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém? Bài viết cũng chia sẻ những bí quyết chăm chút miễn dịch cho con từ những ngày đầu sau sinh để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Hiểu về miễn dịch chủ động và thụ động

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp gồm các cơ quan, tế bào và protein miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh [2]. Về bản chất, cơ thể có khả năng miễn dịch đối với một căn bệnh là nhờ sự hiện diện của các kháng thể. Đây là các protein được cơ thể sản xuất để vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt tác nhân gây bệnh [3]. Tùy theo đặc tính và cơ chế hình thành mà hệ miễn dịch được phân thành miễn dịch chủ động hay miễn dịch thụ động [2,3].

Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động được hiểu là miễn dịch được cung cấp bởi “bên thứ ba” thay vì được sản xuất thông qua hệ thống thống miễn dịch của chính cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ sẽ nhận được kháng thể từ mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ thông qua nhau thai. Sau đó, trẻ vẫn tiếp tục nhận được kháng thể từ sữa mẹ sau khi chào đời [4].

Đối với trẻ sinh thường, các bé được tiếp xúc với hệ vi sinh vật có lợi có trong âm đạo mẹ khi đi qua ống sinh. Việc nhận thụ động các lợi khuẩn này sẽ giúp trẻ hình thành nên hàng rào miễn dịch chống chọi lại vi khuẩn gây hại ngoài môi trường [1]. Tuy nhiên, trẻ sinh mổ lại không trải qua quá trình này nên có nguy cơ miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường:

● Hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ có thể bị thiếu hụt và mất cân bằng vì trẻ không tiếp  xúc với lợi khuẩn có trong âm đạo của mẹ. Thay vào đó, hại khuẩn từ bệnh viện phòng sinh, bệnh viện thường chiếm ưu thế hơn [1]. Điều này có thể gây nhiều bất lợi vì có đến 70 – 80% tế bào miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa [5].

● Sinh mổ có thể khiến cho việc da kề da giữa mẹ và bé bị trì hoãn. Lợi ích lớn nhất của da kề da sau sinh là giúp em bé nhận được vi khuẩn có lợi từ mẹ và được điều hòa thân nhiệt. Do đó, nếu trì hoãn da kề da sau sinh, điều này cũng đồng nghĩa rằng hệ miễn dịch của trẻ chậm kích hoạt hơn [6, 7].

● Sau sinh mổ, nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú vì vết mổ bị đau hoặc sữa mẹ về chậm, về ít [8]. Việc không thể cho bé bú ngay sau sinh có thể ngăn trẻ nhận được các dưỡng chất thiết yếu, thành phần hỗ trợ hệ miễn dịch có trong sữa mẹ để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật [9].

Miễn dịch chủ động

Miễn dịch chủ động (hay còn gọi là miễn dịch thích ứng) là kết quả sau khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh và kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên tạo ra các kháng thể chống lại mầm bệnh đó [3,10]. Miễn dịch chủ động có thể được chia ra thành các cơ chế sau [3]:

● Do nhiễm bệnh: Cơ thể tự sản xuất kháng thể sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh hoặc qua việc bị lây nhiễm mầm bệnh ngoài môi trường [3].

● Do vaccine: Miễn dịch có được sau khi cơ thể được tiêm kháng nguyên của vi khuẩn hoặc virus gây bệnh đã chết hoặc được làm yếu đi. Từ đó, cơ thể sẽ có phản ứng và sản sinh ra kháng thể chống lại nguyên nhân gây bệnh [3].

Miễn dịch thích ứng có khả năng “ghi nhớ” rất cao đối với các tác nhân gây bệnh đã từng bị cơ thể “đánh bại” trong lần nhiễm bệnh trước đó. Theo đó, các tế bào miễn dịch có thể nhận ra và tiêu diệt các mầm bệnh nếu chúng quay trở lại tấn công cơ thể trong tương lai. Sự “ghi nhớ” này là lâu dài và thậm chí là suốt đời. Vì thế, việc xây dựng hàng rào miễn dịch chủ động là rất quan trọng [2, 3].

Đối với riêng trẻ sơ sinh, miễn dịch thụ động có thể cung cấp khả năng bảo vệ ngay lập tức. Thế nhưng, cơ chế này sẽ giảm dần theo thời gian [3]. Trong khi đó, miễn dịch chủ động là miễn dịch lâu dài nhưng lại cần thời gian để hoàn thiện [3, 4]. Vì vậy, điều quan trọng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,cần được chăm sóc đúng cách để xây dựng một hàng rào miễn dịch chủ động vững vàng, giúp bảo vệ trẻ hiệu quả và lâu dài trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Miễn dịch kém: Nguyên nhân khiến bé sinh mổ có nguy cơ đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe

Vì không đi qua đường sinh tự nhiên nên trẻ sinh mổ hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc và “kế thừa” lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ [6]. Điều này khiến cho miễn dịch của trẻ sinh mổ có nguy cơ kém hơn trẻ sinh thường. Trong khi đó, miễn dịch chủ động thì vẫn còn yếu ớt và cần thời gian để hoàn thiện. Vì vậy, các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp các bất lợi về:

Hệ miễn dịch

Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém cao hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và có thể kéo dài đến khi trẻ được 5 tuổi[ 11]. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy sinh mổ cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh như dị ứng, đái tháo đường tuýp 1… [12, 13].

Hệ hô hấp

Trẻ sinh mổ không phải chịu lực ép bên trong ống sinh như trẻ sinh thường. Điều này có thể khiến cho dịch ối trong phổi không được đẩy hết ra ngoài. Tình trạng còn sót dịch nhầy bên trong phổi có thể khiến trẻ sinh mổ bị khò khè, khó thở và dẫn đến nguy cơ mắc hen suyễn về sau [1, 14].

Hệ tiêu hóa

Sinh mổ có thể làm giảm đi sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh, dẫn đến tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột [15]. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ bị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ sinh mổ cao hơn 5 đến 30% so với trẻ sinh thường [16].

Cho bé bú mẹ - Giải pháp “vàng” giúp củng cố hệ miễn dịch bé sinh mổ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến 24 tháng [17]. Sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa các thành phần giúp bé củng cố hệ vi sinh đường ruột và tăng cường sức đề kháng như lactose, chất béo, HMO (Human milk oligosaccharides), protein, nucleotides, lợi khuẩn, các loại vitamin, khoáng chất… [18,19].

Có thể nói, việc nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để giúp bé sinh mổ “rút ngắn” khoảng cách miễn dịch với trẻ sinh thường. Mặc dù vậy, việc có thể nuôi con bằng sữa mẹ hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi bà mẹ. Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ cần thận trọng tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tìm ra giải pháp tốt nhất cho con.

Mẹ không thể cho bé bú, đâu là cách giúp bé sinh mổ phát triển khỏe mạnh?

Sau khi sinh mổ, nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú. Thay vì quá lo lắng, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, bởi trong sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của bé như:

HMO: Dưỡng chất có hàm lượng lớn thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. Với khoảng 15 cấu trúc HMO đã được tổng hợp thành công nhưng có 5 loại HMO nổi bật là 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL. Nghiên cứu chỉ ra rằng, HMO đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ vinh sinh vật đường ruột và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể [18]. Đặc biệt, 2’-FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [20], ngăn ngừa mầm bệnh [21].

Nucleotides: Đây là nhóm chất tham gia vào mọi hoạt động sống của tế bào cũng như nhiều quá trình trao đổi chất quan trọng trong cơ thể. Nghiên cứu cũng cho thấy nucleotides giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [22, 23, 24].

Lợi khuẩn Bifidobacterium – Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh [25].

Có thể nói, miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động là một trong những “vũ khí” quan trọng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng. Trong đó, việc chăm chút đường ruột của trẻ, đặc biệt là thông qua chế độ dinh dưỡng, chính là cách củng cố hệ miễn dịch hiệu quả, đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh.

SIM-C-304-23

Gợi ý sản phẩm