Similac 4
- Title
- Similac 4
- Short Description
-
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
- Detail Page Path
Đối với mẹ sinh mổ, việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong phẫu thuật là rất quan trọng, bởi nhiều nghiên cứu cho thấy kháng sinh dự phòng có thể giảm 60% đến 70% các biến chứng nhiễm trùng ở mẹ. Vì thế, đa phần trẻ sinh mổ đều có nguy cơ tiếp xúc với thuốc kháng sinh từ rất sớm [1].
Thế nhưng, thuốc kháng sinh lại là yếu tố gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh có thể tăng hại khuẩn và làm giảm số lượng lợi khuẩn có trong hệ vi sinh đường ruột [4]. Bên cạnh đó, kháng sinh còn có khả năng truyền qua nhau thai cho bé nếu mẹ được dùng kháng sinh trước khi rạch da hoặc trước khi kẹp dây rốn [5]. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột của bé, làm giảm khả năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng đường ruột của trẻ sinh mổ có xu hướng chứa các chủng vi khuẩn gây bệnh thường chỉ được tìm thấy trong bệnh viện như Enterococcus và Klebsiella nhưng lại thiếu đi các lợi khuẩn như Bacteroides - chủng vi khuẩn hay “cư ngụ” trong đường ruột của những trẻ khỏe mạnh [3]. Việc này cộng với việc trẻ sinh mổ phải tiếp xúc sớm với thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến việc thiết lập hệ vi sinh vật trong giai đoạn đầu đời của bé [1].
Hệ vi sinh vật đường ruột lại có mối liên hệ chặt chẽ với hệ miễn dịch. Do đó, việc thiếu đi các lợi khuẩn quan trọng càng khiến trẻ sinh mổ tăng nguy cơ rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hoá. Điểm đáng lưu ý là nguy cơ này vẫn có thể tiếp tục gia tăng đến khi trẻ 5 tuổi [3,6]. Một số nghiên cứu cũng đã đưa ra các kết quả đáng chú ý như sau:
● Trẻ sinh thường nhận được 74,39% lượng vi sinh vật từ mẹ, trong khi ở trẻ sinh mổ con số này chỉ chiếm 12,56% [2].
● Sinh mổ có thể là nguyên do gây tăng 1,2 lần nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ [7]
● Sinh mổ làm tăng 20% khả năng mắc đái tháo đường týp 1 ở trẻ [8].
Nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính
Tiếp xúc với kháng sinh trước khi sinh còn được cho là có liên quan đến việc tăng nguy cơ dị ứng và béo phì [1]. Ngoài ảnh hưởng từ sinh mổ, các vấn đề này cũng xảy ra tương tự đối trẻ dùng kháng sinh sớm ngay trong năm đầu tiên sau sinh. Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng:
● Việc dùng kháng sinh sớm có mối liên quan đáng kể với tỷ lệ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, thở khò khè, hen suyễn, cảm lạnh, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng… [9].
● Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ dùng kháng sinh sớm trong năm đầu tiên có nguy cơ béo phì cao hơn 26% so với những trẻ khác [10,11].
Dùng kháng sinh sai cách gây kháng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Đối với một số bệnh ở gây ra bởi liên cầu khuẩn nhóm B, E.coli, Listeria… trẻ sơ sinh sẽ thường được bác sĩ kê kháng sinh để điều trị [12]. Việc cho bé dùng kháng sinh hoặc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến “lờn” kháng sinh. Đây là tình trạng vi khuẩn biến đổi tính chất để tránh bị thuốc kháng sinh tiêu [13], khiến cho việc điều trị không còn hiệu quả. Bên cạnh đó, việc kháng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây biến chứng nhiễm trùng nặng hơn, thời gian nằm viện lâu hơn, thậm chí là tăng nguy cơ tử vong [14].
Mặc dù, việc tiếp xúc sớm với kháng sinh là vấn đề đáng lo ngại, thế nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây để biết cách chăm trẻ sinh mổ đúng cách.
Trẻ sinh mổ cần được bú mẹ càng sớm càng tốt
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là rất quan trọng với bé. Bởi sữa mẹ có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển bao gồm chất béo, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, nước….[15] Các nghiên cứu cũng cho thấy sữa mẹ có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn vi khuẩn ở trẻ sinh mổ, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương được thấy ở trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [8].
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Trong sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất như:
● HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2’-FL, 3-FL, 6’-SL, LNT và 3’-SL giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và chống lại mầm bệnh hiệu quả. Trong đó, 2’-FL là HMO được chứng minh giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [16, 17].
● Nucleotides: Thành phần mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm số đợt tiêu chảy ở trẻ. Nucleotides cũng giúp hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể lên đến 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB. [18]
● Lợi khuẩn Bifidobacterium: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột [19].
Tránh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lạm dụng kháng sinh
Nhìn chung, việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên mắc bệnh hơn so với người lớn là điều dễ hiểu bởi hệ miễn dịch của bé còn non yếu và chưa đủ vững mạnh để chống chọi lại các tác nhân môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó mẹ cũng nên lưu ý rằng, không phải mọi bệnh nhiễm trùng đều do vi khuẩn gây ra.
Trong trường hợp mẹ quá lo lắng, tốt nhất nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và kê toa thuốc phù hợp. Nếu trẻ phải dùng kháng sinh, cần đảm bảo dùng theo hướng dẫn từ bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc. [13]
Trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều bất lợi hơn với trẻ sinh thường do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, việc phải tiếp xúc sớm với thuốc kháng sinh là một trong số đó. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp bé vượt qua những rào cản và rủi ro đó bằng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, giai đoạn ăn dặm bổ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh hơn trong những năm tháng đầu đời.
SIM-C-295-23
* Nguồn tham khảo
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8865290/#cit0016
2. https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fmicb.2021.724449/full
3. https://isappscience.org/a-pediatricians-perspective-on-c-section-births-and-the-gut-microbiome/
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9951864/
5. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35781133/
6. Miller JE, Goldacre R, Moore HC, et al (2020)
7. https://aacijournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13223-019-0367-9
8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8733716/
9. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32784540/
10. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25298276/
11. https://www.health.harvard.edu/blog/giving-babies-and-toddlers-antibiotics-can-increase-the-risk-of-obesity-2018113015477
12. https://brochures.mater.org.au/brochures/mater-mothers-hospital/antibiotics-for-newborn-babies
13. https://kidshealth.org/en/parents/antibiotic-overuse.html
14. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4232501/
15. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK148970
16. Reverri et al (2018)
17. Rousseaux et al (2021)
18. Pickering et al (1998)
19. https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08
20. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9951864/
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ có nguy cơ đề kháng kém như trẻ sinh mổ, trẻ hay bệnh
Cho mẹ mang thai và cho con bú
Trẻ từ 1 tuổi trở lên
Lựa chọn cho trẻ phát triển trí não, tăng cường miễn dịch
Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott Việt Nam và truy cập vào một trang web Abbott của một quốc gia khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott Việt Nam. Vui lòng lưu ý chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang này. Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh.
Thông tin về sản phẩm được cung cấp chính & khoa học, không nhằm mục đích quảng cáo
Xác nhận bạn là nhân viên y tế hoặc đang có nhu cầu tìm hiểu về thông tin sản phẩm
Kết nối với chúng tôi