Similac 4
- Title
- Similac 4
- Short Description
-
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
- Detail Page Path
Thế nhưng, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu biết cách chăm sóc đúng, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện ngay từ những bước đầu tiên.
Trước tiên, bạn cần biết rằng hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho thấy hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ lại có sự khác biệt so với bé sinh thường [2]. Điều này khiến bé sinh mổ có nguy cơ gặp phải một số vấn đề về:
Hệ miễn dịch
Hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan chặt chẽ đến hệ miễn dịch, bởi có đến khoảng 70% – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [4, 5]. Tuy nhiên, do không được tiếp xúc với lợi khuẩn trong âm đạo mẹ như trong quá trình sinh thường mà trẻ sinh mổ lại có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột rất cao, dẫn đến hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ kém hơn so với trẻ sinh thường. Điều này khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa… Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần và nguy cơ này có thể kéo dài đến khi trẻ 5 tuổi [2, 6].
Hệ hô hấp
Không giống với trẻ sinh thường, lồng ngực trẻ sinh mổ không phải chịu lực ép khi đi qua ống sinh nên có khả năng trong phổi vẫn còn sót lại dịch ối. Điều này khiến trẻ có nguy cơ gặp phải các vấn đề hô hấp như thở khò khè, khó thở, tăng nguy cơ mắc hen suyễn [2]. Nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1.3 lần so với trẻ sinh thường [7].
Hệ tiêu hóa
Sinh mổ có khả năng làm giảm sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột [4]. Cũng chính vì thế, trẻ sinh mổ dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng quấy khóc ở trẻ… [1]
Nguy cơ có miễn dịch kém hơn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân chính khiến bố mẹ cần cung cấp chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ sinh mổ từ những ngày đầu đời. Khi chăm sóc dinh dưỡng cho bé sinh mổ nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung, các tổ chức y tế trên thế giới đều khuyến cáo mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, cho con bú cũng là cách gia tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé [8].
Việc bú mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng và giảm tỷ lệ gặp phải các vấn đề sức khỏe về sau như đái tháo đường, béo phì, hen suyễn… [8] Các thành phần cần thiết cho sự phát triển của trẻ như protein, canxi, sắt… trong sữa mẹ đều dễ hấp thu, phù hợp đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh [8, 9]. Một số thành phần dinh dưỡng chính mà em bé có thể nhận được khi bú mẹ [8]:
● Chất béo: Đây là thành phần cần thiết cho sự phát triển não bộ, võng mạc và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Đồng thời, chất béo còn là nguồn cung cấp calo chính cho em bé.
● Protein: Sữa mẹ chứa hai loại protein chính là whey (60%) và casein (40%). Sự cân bằng giữa các loại protein này trong sữa mẹ, với tỷ lệ whey protein luôn ở mức khoảng 60% – 80% giúp bé tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn.
● Carbohydrate: Lactose là carbohydrate chính được tìm thấy trong sữa mẹ, chiếm khoảng 40% tổng lượng calo mà sữa mẹ cung cấp. Lactose cũng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, cải thiện khả năng hấp thu canxi, phốt pho và magie ở trẻ.
● Vitamin: Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K đều rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, số lượng và các loại vitamin có trong sữa mẹ phụ thuộc vào lượng vitamin mà cơ thể mẹ đang có, vì vậy, điều quan trọng là mẹ sau sinh cần ăn uống đủ chất và vitamin.
Vì trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp các vấn đề miễn dịch, hô hấp và tiêu hóa nên bạn cần cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt. Sữa mẹ không chỉ có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ của bé tương đương với trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [4], mà còn chứa các thành phần bảo vệ tối ưu cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sinh mổ gồm:
● HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose, với 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2’-FL, 3-FL, 6’-SL, LNT và 3’-SL. Một số nghiên cứu cho thấy HMOs có thể thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ [10]. Đặc biệt, 2’-FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh [14, 15].
● Nucleotides: Hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Nucleotides giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể. Nucleotides cũng mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm tiêu chảy ở trẻ [11].
● Bifidobacterium: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh [12].
Nếu không thể cho bú sau sinh mổ, mẹ đừng vội lo lắng
Sau khi sinh mổ, mẹ có thể gặp nhiều khó khăn khi cho con bú do vết mổ còn đau, sữa về chậm hoặc mất nhiều thời gian để bé ngậm bắt vú [13]. Thay vì quá lo lắng, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.
SIM-C-303-23
* Nguồn tham khảo
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6291958/
2. https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8714606/
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8733716
5. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33803407/
6. Sevelsted et al. (2015)
7. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/
8. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/first-year-of-life/whats-in-breastmilk/
9. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-nutrition-90-P02236
10. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/
11. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12410863
12. https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08
13. https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/breastfeeding-after-c-section
14. Reverri et al (2018)
15. Rousseaux et al (2021)
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ có nguy cơ đề kháng kém như trẻ sinh mổ, trẻ hay bệnh
Cho mẹ mang thai và cho con bú
Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott Việt Nam và truy cập vào một trang web Abbott của một quốc gia khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott Việt Nam. Vui lòng lưu ý chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang này. Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh.
Thông tin về sản phẩm được cung cấp chính & khoa học, không nhằm mục đích quảng cáo
Xác nhận bạn là nhân viên y tế hoặc đang có nhu cầu tìm hiểu về thông tin sản phẩm
Kết nối với chúng tôi