VÌ SAO MẸ CHƯA CÓ SỮA SAU SINH MỔ? 5 CÁCH GIÚP MẸ GỌI SỮA VỀ NHANH CHÓNG

VÌ SAO MẸ CHƯA CÓ SỮA SAU SINH MỔ? 5 CÁCH GIÚP MẸ GỌI SỮA VỀ NHANH CHÓNG
VÌ SAO MẸ CHƯA CÓ SỮA SAU SINH MỔ? 5 CÁCH GIÚP MẸ GỌI SỮA VỀ NHANH CHÓNG
VÌ SAO MẸ CHƯA CÓ SỮA SAU SINH MỔ? 5 CÁCH GIÚP MẸ GỌI SỮA VỀ NHANH CHÓNG

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách mang đến cho con những điều tốt nhất [1]. Sữa mẹ không chỉ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của trẻ nhỏ mà còn cung cấp cho bé các thành phần hỗ trợ miễn dịch, giúp bảo vệ bé chống lại nhiễm trùng [22]. Thông thường, khoảng 3 – 5 ngày sau khi sinh sữa mẹ sẽ về. Tuy nhiên, nếu bạn sinh mổ thì đây là một trong những yếu tố có thể khiến sữa mẹ về chậm hơn bình thường [2].

Đối với mẹ sinh mổ, nguy cơ trì hoãn da kề da, cho con bú muộn hơn, căng thẳng sau sinh… là những yếu tố có thể làm giảm nguồn sữa mẹ [3]. Dù vậy, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì sinh mổ không làm mất khả năng cho con bú và vẫn có nhiều cách giúp mẹ có thể gọi sữa về nhanh chóng [4]. Bài viết sau sẽ tổng hợp những kiến thức hữu ích giúp bạn nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng hơn.

Vì sao mẹ không có sữa sau sinh mổ? Các yếu tố gây khó khăn trong việc cho con bú sau sinh mổ

Sau khi sinh mổ, mẹ thường gặp khó khăn trong việc cho con bú và sữa mẹ cũng về chậm hơn so với sinh thường. Có nhiều yếu tố khác nhau gây ra ảnh hưởng này, bao gồm:

1. Gây tê hoặc gây mê khi sinh

Khi sinh mổ, gây tê ngoài màng cứng có thể làm giảm prolactin, một loại hormone giúp tiết sữa [5]. Hơn nữa, nhiều mẹ thường cảm thấy mệt mỏi sau sinh mổ, đặc biệt là nếu phải sinh mổ khẩn cấp hoặc gây mê toàn thân nên làm giảm khả năng cho con bú sớm. Đồng thời, các loại thuốc gây tê hoặc gây mê tuy không gây hại cho em bé nhưng có thể khiến trẻ buồn ngủ và không bú mẹ hiệu quả. Điều này gây mất nhiều thời gian hơn để nguồn sữa mẹ về sau sinh mổ [3], [6].

Ngoài ra, các hormone tiết ra trong quá trình chuyển dạ có thể giúp mẹ và em bé sẵn sàng hơn với việc cho bú [7]. Tuy nhiên, sinh mổ khiến mẹ không trải qua quá trình co bóp tử cung và chuyển dạ. Vì vậy, tuyến sữa sẽ hoạt động chậm hơn và bé sinh mổ cũng không sẵn sàng tiếp nhận bú mẹ ngay như trẻ sinh thường [3].

2. Cho con bú sau sinh bị trì hoãn

Sinh mổ là một trong những nguyên nhân khiến việc cho con bú sữa mẹ sau sinh bị trì hoãn [8]. Điều này thường đến từ ảnh hưởng của các loại thuốc khiến mẹ cần nghỉ ngơi thêm hoặc mẹ và bé phải tách ra vì một trong hai cần được chăm sóc đặc biệt [3], [8].

Prolactin và oxyotocin là những hormone ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho con bú. Bởi khi trẻ bú mẹ, hoạt động này sẽ tạo xung thần kinh truyền đến não bộ của mẹ giúp tiết ra prolactin và oxytocin [23]. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sinh mổ sẽ làm giảm giải phóng hai hormone prolactin và oxytocin ở người mẹ. Từ đó, có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú [9].

3. Ảnh hưởng từ cơn đau của vết mổ

Cơn đau hoặc việc khó cử động do vết mổ có thể khiến việc cho con bú sau sinh khó khăn hơn [6]. Bên cạnh đó, các cơn đau sau sinh mổ có thể cản trở việc giải phóng oxytocin, một loại hormone giúp tiết sữa dễ dàng. Vì vậy, việc kiểm soát cơn đau trong giai đoạn cho con bú là rất quan trọng [4].

4. Tâm lý sau sinh mổ

Cho dù việc sinh mổ có được lên kế hoạch từ trước hay không thì đây cũng là điều ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ sau khi sinh. Nhiều mẹ sinh mổ không tránh khỏi cảm giác buồn, thất vọng, lo lắng… sau sinh mổ. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho nuôi con bằng sữa mẹ [7].

Cách gọi sữa về sau sinh mổ

Mặc dù mẹ không tránh được những khó khăn trong việc cho con bú sau sinh mổ, đặc biệt là khi sữa mẹ về chậm hoặc ít sữa. Thế nhưng, mẹ đừng quá lo lắng vì vẫn có cách gọi sữa mẹ về nhanh chóng, dễ áp dụng đối với hầu hết phụ nữ sau sinh. Để kích thích việc tiết sữa, bạn hãy áp dụng một vài lời khuyên sau đây:

1. Bắt đầu da kề da và cho con bú càng sớm càng tốt sau sinh

Nếu được gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống, đa số trường hợp mẹ sau sinh vẫn có thể tỉnh táo và cho con bú sớm. Nếu phải gây mê toàn thân, tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục nhưng bạn vẫn có thể bắt đầu da kề da với bé ngay khi tỉnh táo trở lại và có phản ứng bình thường [1], [4].

Việc tiếp xúc da kề da sau sinh và cho con bú sớm sẽ giúp bạn và em bé càng gần gũi hơn về mặt tình cảm. Điều này kích thích hormone tiết sữa hoạt động và giúp sữa mẹ dần dần về nhiều hơn [1].

2. Mẹ sinh mổ không có sữa: Sử dụng máy hút sữa sẽ rất hữu ích

Nếu mẹ sinh mổ không có sữa, sữa về chậm hoặc không thể cho con bú ngay sau sinh thì vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa cũng là giải pháp được khuyến khích. Thông thường, nếu em bé không thể bú mẹ ngay lập tức thì bạn nên vắt sữa trong vòng 1 – 2 giờ sau khi sinh [1].

3. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết

Việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn, giúp cơ thể tập trung vào việc sản xuất sữa mẹ [1,4]. Tuy nhiên, mẹ cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp với cơ thể trong giai đoạn cho con bú.

4. Đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, nữ hộ sinh

Các mẹ sinh mổ thường có thời gian ở lại bệnh viện lâu hơn. Điều này giúp bạn tiếp xúc với y tá và bác sĩ chuyên khoa nhiều hơn. Do đó, nếu gặp khó khăn trong việc cho con bú hoặc chậm tiết sữa thì cách tốt nhất là bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn. Đồng thời, bạn hãy đặt câu hỏi và tìm hiểu tất cả những gì mình cần biết về chăm sóc trẻ sinh mổ cũng như vết mổ… để an tâm hơn sau khi xuất viện nhé! [6]

5. Nhờ đến sự hỗ trợ từ nhân viên y tế nếu mẹ quá căng thẳng

So với trẻ sinh thường, nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần và dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp [10,11]. Đặc biệt, trẻ sinh mổ có thể không tránh khỏi tình trạng thở khò khè, khó thở. Nguyên nhân là do bé sinh mổ không trải qua cơn co thắt và không chịu sức ép như khi sinh qua ngả âm đạo của mẹ để đẩy dịch ối ra ngoài. Điều này gây sót dịch trong phổi khiến trẻ bị khò khè [12]. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [13].

Với những bất lợi mà trẻ sinh mổ có thể gặp, việc nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Bởi sữa mẹ không chỉ giàu dưỡng chất mà còn chứa nhiều thành phần tốt cho hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, nhất là các bé sinh mổ. Đặc biệt, trong sữa mẹ còn có chứa rất nhiều dưỡng chất như lactose, chất béo, HMO, chất đạm, nucleotides, các loại vitamin và các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium có thể giúp trẻ sinh mổ khỏe mạnh và chống lại nhiều loại bệnh thường gặp [14], [15].

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, bởi vì trong sữa mẹ có chứa các dưỡng chất có lợi như :

HMOs (Human Milk Oligosaccharides): Dưỡng chất có hàm lượng phong phú nhiều thứ 3 trong sữa mẹ với 5 “đại diện” nổi bật nhất là 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL.Trong đó, 2’- FL HMO còn là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [16], ngăn ngừa mầm bệnh [17].

Nucleotides: Dưỡng chất được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [18], [19], [20].

Lợi khuẩn Bifidobacteria: Là một trong những nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Nhóm lợi khuẩn này sẽ tăng cơ hội được nhận thụ động các nhóm lợi khuẩn có lợi cho hệ cho hệ vi sinh đường ruột, giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh và  giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [21].

Nhiều mẹ không có sữa sau sinh mổ hoặc sữa ít, sữa về chậm có thể không tránh khỏi những khó khăn trong việc cho bé bú. Thay vì quá lo lắng mẹ có thể nhận sự hỗ trợ từ nhân viên y tế để được hướng dẫn dinh dưỡng phù hợp cho bé. Hy vọng các giải pháp trong bài viết sẽ giúp mẹ cải thiện các vấn đề mình đang gặp phải và nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng hơn nhé!

SIM-C-292-23

* Nguồn tham khảo
1. https://www.llli.org/breastfeeding-info/breastfeeding-cesarean-birth/
2. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=breastfeeding-and-delayed-milk-production-90-P02655
3. https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/early-days/breastfeeding-after-caesarean-birth
4. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Breastfeeding-After-Cesarean-Delivery.aspx
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7406087/
6. https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/breastfeeding-after-c-section
7. https://www.laleche.org.uk/caesarean-birth-and-breastfeeding/
8. https://bmcpregnancychildbirth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12884-016-0876-1
9. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7406087/
10. https://doi.org/10.1542/peds.2014-0596
11. https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/
12. https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do
13. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7662709/
14. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/392766
15. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7764098/
16. Reverri et al (2018)
17. Rousseaux et al (2021)
18. Merolla et al (2000)
19. Yau et al (2003)
20. Pickering et al (1998)
21. Mohan et al (2006)
22. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15274-benefits-of-breastfeeding
23. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK148970/

Gợi ý sản phẩm