CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG NĂM ĐẦU - TRẺ SƠ SINH 3 THÁNG TUỔI

Nhận biết dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh
Nhận biết dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh
Nhận biết dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Tháng 10 20, 2021

Giai đoạn 3 tháng tuổi là lúc tính cách của trẻ dần bộc lộ rõ, chân tay cũng cứng cáp hơn. Tìm hiểu thêm về những điều cần lưu ý và nguồn dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh.

Phát triển về cả tính cách lẫn độ cứng cáp của cơ thể

Trẻ thể hiện rõ hơn cảm xúc thông qua khuôn mặt, đặc biệt là nụ cười cùng với sự chắc chắn, mạnh mẽ hơn trong cử động tay chân là dấu hiệu phát triển nổi bật của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Đây là khoảng thời gian thú vị cho cha mẹ khám phá nhiều điều cùng trẻ, về trẻ và ngược lại!

Lịch trình ăn: Ở tháng thứ 3, trẻ có thể uống từ 120 - 200 mL sữa công thức hoặc sữa mẹ (1), 4-5 lần một ngày.

Hiện tại, trẻ đã có thể nhìn thấy rõ: Vì khi mới chào đời, trẻ sơ sinh chỉ thấy mọi vật mờ và nhìn rõ nhất là khoảng 30 cm tính từ mặt của trẻ. Nhưng đến tháng thứ 3, tầm nhìn của trẻ đã đủ tốt để dõi theo cha mẹ trong phạm vi từ vài bước chân đến khắp cả căn phòng.

Trẻ trẻ chắc chắn, mạnh mẽ hơn:

Đến tháng thứ 3, trẻ sơ sinh ngoài phát triển rõ hơn về tính cách, trẻ cũng thực hiện một số hành động với khả năng phối hợp tốt như: lấy các đồ vật, quay đầu về hướng giọng nói của cha mẹ. Giai đoạn này, trẻ cũng nhiệt tình tham gia hơn khi có những món đồ chơi mới với nhiều họa tiết hay gặp người lạ đến thăm. Trẻ đang cố gắng tăng cường sức ở cơ tay để chuẩn bị cho khả năng nhặt được các đồ vật mà trẻ sắp có thể làm được trong vài tháng nữa. Cha mẹ có thể kích thích hoạt động này của trẻ bằng cách đặt một cái lục lạc vào tay và chơi trò chơi kéo co nhẹ nhàng để cùng trẻ tập luyện.

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trí não

Dù trẻ có thể hiện thái độ hợp tác trong khi ăn uống khác nhau, cha mẹ vẫn phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết, khoa học, đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng và sự phát triển cơ thể của trẻ.

Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm quá trình hoàn thiện hệ thống miễn dịch và trí não. Để đáp ứng tối ưu cho nhu cầu dinh dưỡng tăng thêm của hai giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung đầy đủ: Các dưỡng chất đa lượng (carbohydrates - tinh bột, fat - chất béo, protein - chất đạm) và các vi chất (vitamin, khoáng chất). Các dưỡng chất này giúp hình thành cấu trúc màng tế bào, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

Dưới đây là mô tả sơ lược về cách các chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng hỗ trợ sự phát triển cho trẻ sơ sinh:

CARBOHYDRATES (tinh bột) cung cấp năng lượng cho sự phát triển, các chức năng và hoạt động của cơ thể. Chúng cũng cho phép protein và lipid được sử dụng một cách hiệu quả và bình thường. (2)

LIPIDS (chất béo) cung cấp năng lượng gấp đôi so với carbohydrate, protein, tăng cường sự phát triển và đáp ứng hoạt động của các chức năng. Axit béo là axit béo thiết yếu dồi dào nhất trong cơ thể. Axit béo linoleic và alpha-linolenic rất quan trọng vì cơ thể không thể tự tạo ra mà phải hấp thu bằng thức ăn. Các axit béo này tạo thành tổng hợp gọi là axit arachidonic (ARA) và axit docosahexaenoic (DHA), hai chất quan trọng trong quá trình phát triển của trí não và mắt.

PROTEINS giúp phát triển, duy trì và sửa chữa các mô trên khắp cơ thể, bao gồm cả não bộ.

VITAMIN E là một chất chống oxy hóa, có mặt và đóng vai trò bảo vệ các tế bào, bao gồm cả tế bào đang phát triển ở mắt và não của trẻ sơ sinh. Vitamin E cũng cần thiết cho việc hình thành các cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh, võng mạc, cơ xương. Vitamin E thường được bổ sung trong sữa công thức và có trong các thực phẩm phổ biến như::

● Hạt có thể chiết ra dầu

● Ngũ cốc

● Dầu thực vật

● Thực vật và rau xanh

Trẻ sơ sinh phát triển theo cách riêng, không thể so sánh:

Cha mẹ đôi khi vẫn có thể so sánh trẻ nhà mình với những đứa trẻ khác, tuy nhiên, mỗi trẻ đều phát triển theo những cách và tốc độ riêng. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ làm được một số hoạt động muộn hơn hay sớm hơn bạn đồng lứa. Ở tháng thứ 3, cha mẹ có thể theo dõi một số hành động của trẻ sau:

● Biết ngẩng cao đầu và giữ lâu

● Tạo ra các âm thanh tương tự như: "coo" và "goo"

● Có xu hướng gần gũi với các đồ vật, những người thân quen

● Tập trung vào các đồ vật, giữ chặt và theo dõi hướng đi từ bên này sang bên kia

Giúp trẻ phát triển trong thế giới của minh

Trẻ sơ sinh ở tháng thứ 3 đang dần nhận biết môi trường xung quanh nhưng không phải lúc nào trẻ cũng có thể dễ dàng nhìn thấy mọi thứ. Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ:

● Khuyến khích trẻ sơ sinh: Điều chỉnh vị trí ngồi cho trẻ hoặc đỡ trẻ dậy để quan sát những gì đang diễn ra xung quanh mình.

● Soi gương: Đặt một chiếc gương trẻ em không vỡ trong nôi hay cũi của trẻ. Hoặc bế, giữ trẻ trước gương trong nhà.

● Lựa chọn nơi lý tưởng: Ghế bập bênh hoặc xích đu trước hiên là nơi tuyệt vời để cha mẹ ôm trẻ và nói chuyện nhẹ nhàng, giao tiếp bằng ánh mắt.

● Thời gian yên tĩnh: Em trẻ cần một khoảng thời gian yên tĩnh để trò chuyện, chơi đùa và khám phá thế giới của mình, vì vậy hãy tắt radio, TV hoặc âm thanh lớn, dễ gây nhiễu.

● Bề mặt chạm: Trẻ sẽ thích cảm nhận các kết cấu, hình thù khác nhau của món đồ như thú nhồi bông, đồ chơi bằng nhựa, hoặc các mảnh vải bông, cao su nhưng hãy đảm bảo rằng các mảnh không quá nhỏ và không thể xé ra để nuốt được.

● Hát khẽ: Một bài hát nhẹ nhàng của bố và mẹ trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon.

Những điều cần lưu ý về giấc ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Một số lưu ý và những điều cần biết về cách ngủ của trẻ:

● Trẻ sơ sinh có thể ngủ tổng cộng khoảng 12 đến 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn.

● Nếu trẻ trở mình và tự thức giấc, hãy đợi vài phút để xem liệu trẻ có quay lại giấc ngủ mà không cần cha mẹ giúp đỡ hay không.

● Cất các loại chăn dày, chăn bông, gối, đồ chơi và thú nhồi bông ra khỏi nôi.

Tháng tiếp theo của trẻ sẽ như thế nào? Trẻ đã biết nói đáp lại!

Tháng thứ 4 có thể sẽ tràn ngập tiếng cười và những cố gắng chuyện trò của trẻ. Đây cũng là lúc cha mẹ tìm hiểu về cách giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ. Đọc bài tiếp theo để biết thêm về những gì sẽ xảy ra trong Tháng thứ 4.

SIM-C-226-21

-------

Nguồn:
(1) https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-cua-be/luong-sua-cho-be-3-4-thang-tuoi/
(2) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/carbohydrate-la-gi-va-co-tac-dung-gi/
(3) https://www.similac.com/baby-feeding/milestones-development/3-month-old.html

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan