DINH DƯỠNG VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI DẠY CÓ THỂ QUYẾT ĐỊNH PHẦN LỚN SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA TRẺ TRONG NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI⁽²⁾

DINH DƯỠNG VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI DẠY CÓ THỂ QUYẾT ĐỊNH PHẦN LỚN SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA TRẺ TRONG NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI
DINH DƯỠNG VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI DẠY CÓ THỂ QUYẾT ĐỊNH PHẦN LỚN SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA TRẺ TRONG NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI
DINH DƯỠNG VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI DẠY CÓ THỂ QUYẾT ĐỊNH PHẦN LỚN SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA TRẺ TRONG NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI

Nghiên cứu tại Đại học Virginia (Mỹ) năm 2019 quan sát 101 em bé 5 tháng tuổi chơi với mẹ trong khoảng thời gian 5 phút. Sau đó, chuỗi ADN của các em bé này được so sánh ở 2 thời điểm, lúc 5 tháng và lúc 18 tháng, tức từ lúc làm nghiên cứu và một năm sau đó.

Kết quả chỉ ra rằng, có sự gia tăng các thụ thể oxytocin ở những em bé được mẹ ôm ấp gần gũi hơn, nói chuyện nhiều hơn. Oxytocin là một loại hormone của hệ thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có thể xây dựng mối quan hệ, chăm sóc người khác cũng như phát triển hành vi xã hội dễ dàng (1). Nghiên cứu này cho thấy rằng, di truyền không phải là tất cả trong việc quyết định trí thông minh, sự nhạy bén, linh hoạt ứng biến, khả năng thành công trong tương lai của trẻ.

Hai yếu tố bố mẹ có thể tác động để phát triển trí thông minh cho con.

Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy, giai đoạn sơ sinh, yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 25% các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong nhận thức của trẻ, nghĩa là phần lớn còn lại được quyết định bởi những yếu tố không phải di truyền, có thể kể đến là dinh dưỡng và nuôi dạy (2).

Như vậy, bố mẹ không nên lo lắng liệu con có được di truyền tốt từ mẹ và bố hay không. Thay vào đó, bố mẹ hãy tập trung vào việc can thiệp từ bên ngoài bằng việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết giúp phát triển não bộ và áp dụng những phương pháp thai giáo, nuôi dạy giúp kích thích sự phát triển não bộ của con từ những tháng đầu mang thai, đặt nền tảng cho trí thông minh của con sau này.

Chúng ta có thể thấy, để não trẻ phát triển bình thường ngay từ khi được sinh ra thì cần lưu ý việc điều chỉnh quỹ đạo phát triển bất thường của não do các yếu tố nguy cơ di truyền hoặc môi trường gây ra thông qua việc xác định sớm các khuynh hướng tiềm ẩn trước khi sinh và can thiệp phòng ngừa sau đó.

Từ đó cha mẹ có những tác động về việc nuôi dạy để giúp trẻ phát triển não bộ tốt hơn. (3)

Dinh dưỡng đúng cách giúp con phát triển não bộ tối đa trong những năm đầu đời

Nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ trẻ phát triển rất nhanh chóng trong giai đoạn đầu đời, hình thành 1 triệu kết nối thần kinh/ giây và gần như đạt được 70%-80% kích thước não bộ của người lớn ở năm thứ hai (4). Bởi vậy, từ trong bụng mẹ và những năm đầu đời được xem là giai đoạn não phát triển nhanh nhất trong các giai đoạn phát triển của con. Giai đoạn này còn được biết đến là giai đoạn CỬA SỔ CƠ HỘI VÀNG phát triển trí não của trẻ.

Bên cạnh đó, não trẻ trong giai đoạn đầu đời cần đến 74% năng lượng của cơ thể thu nhận để tăng trưởng và phát triển, trong khi đó não chỉ cần 44% và 34% năng lượng ở giai đoạn 5 tuổi và 10 tuổi (5).

Việc não được cung cấp đủ dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh, tối ưu của não bộ và nhận thức. Trường hợp não bị thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, khả năng học hỏi và ghi nhớ của trẻ.

Vì vậy, để có sự hỗ trợ tối ưu cho con về mặt dinh dưỡng, bố mẹ cần chủ động tìm hiểu về dinh dưỡng khoa học từ những tháng đầu thai kỳ để có thể cung cấp đủ và đúng dưỡng chất và đảm bảo năng lượng cần thiết cho mẹ, giúp con phát triển trí não tối đa trong những năm đầu đời.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ nên ưu tiên có những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mắt & não bộ của con như axid folic, DHA, lutein, vitamin E tự nhiên v.v… Để giúp DHA được bảo toàn tốt hơn khỏi quá trình oxy hóa trong quá trình hấp thụ, bố mẹ có thể lưu ý bổ sung thêm những dưỡng chất có tính chống oxy hóa mạnh như Lutein hay Vitamin E tự nhiên.

Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ từ trong thai kỳ cũng giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Trong sữa mẹ có HMO – đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, nhiều hơn cả chất đạm – cũng được chứng minh tiền lâm sàng và lâm sàng hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của trẻ (6).

Dinh dưỡng, cùng với nuôi dạy khoa học cũng góp phần hỗ trợ con phát triển trí não tốt hơn.

Những năm tháng đầu đời cũng là lúc trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng quan trọng như: hệ thần kinh vận động, thị giác, ngôn ngữ, cảm xúc (7).

Vì vậy, bố mẹ hãy tận dụng cơ hội này để tối ưu hoá sự phát triển não bộ của bé bằng các phương pháp nuôi dạy phù hợp được thực hiện từ trong thai kỳ dựa trên sự thấu hiểu về các cột mốc phát triển của con.

Một trong những phương pháp mà bố mẹ có thể tham khảo áp dụng là nuôi dạy sáng tạo dựa trên sự thấu hiểu về các cột mốc phát triển của con. Nuôi dạy sáng tạo nói đến cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ một cách linh hoạt, dựa trên sự hiểu biết của bố mẹ đối với các tín hiệu phát triển của con. Việc này yêu cầu bố mẹ phải theo dõi trẻ và sử dụng phương thức được “đo ni đóng giày” riêng cho con mình. Bố mẹ có thể tham khảo những phương thức từ các lí thuyết trong sách, nhưng việc áp dụng thực tế những phương thức này như thế nào thì phải mang tính đặc trưng theo nhu cầu tâm lý của trẻ.

Tóm lại, sự phát triển trí não của trẻ trong những năm tháng đầu đời chỉ phụ thuộc một phần nhỏ vào yếu tố di truyền. Bố mẹ hoàn toàn có thể can thiệp vào sự phát triển này bằng việc hiểu rõ sự phát triển trí não nhanh chóng của con trong những năm tháng đầu đời, từ đó có thể tạo ra những tác động từ bên ngoài như hỗ trợ dinh dưỡng khoa học từ trong thai kỳ và áp dụng phương pháp nuôi dạy phù hợp từ những năm tháng đầu đời giúp con phát triển trí não tối đa trong giai đoạn này.

MOM-C-122-21

------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) https://news.virginia.edu/content/study-maternal-interaction-may-influence-epigenetics-babys- social-development
(2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4006996/
(3) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5145769/
(4) Adams and Victor’s principles of neurology, eleventh edition, 2019, part 3.
(5) Book Human Brain Evolution: The Influence of Freshwater and Marine Food Resources - Stephen Cunnane, Kathlyn Stewart – ENERGY REQUIMENTS FOR THE BRAIN (Page 41)
(6) https://www.dsm.com/human-nutrition/en/talking-nutrition/new-insights-on-the-science-of-hmos- part-2.html | https://www.dsm.com/humannutrition/en/products/hmos/GlyCare-2FL.html
(7) Slide 23, Giáo dục sớm phát triển trẻ thơ toàn diện trong những năm đầu đời, NGND.PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người –IPD

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan