Similac 4
- Title
- Similac 4
- Short Description
-
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
- Detail Page Path
Chăm sóc ở độ tuổi ăn dặm
Tháng 11, 2021
Tưởng chừng như tương đồng nhưng nôn trớ và ói là hai tình trạng khác nhau. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, hẳn nhiều cha mẹ sẽ lo lắng khi không phân biệt được liệu trẻ bị nôn trớ hay ói. Trong khi ói là tình trạng bất thường thì nôn trớ là tình trạng phổ biến, bình thường.
Tình trạng này ở trẻ còn được biết đến với tên gọi khác là trào ngược - hiểu đơn giản là tình trạng thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản, và làm cho trẻ bị trớ thức ăn qua đường miệng.
Đây là một hiện tượng khá phổ biến, không gây đau đớn và sẽ giảm theo thời gian và mất hoàn toàn khi trẻ được 1 tuổi. Trẻ bị ọc sữa thường do hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt và đang trong quá trình phát triển, chưa được hoàn thiện hoặc do bị cho bú quá nhiều.
Sự khác biệt giữa nôn trớ và ói mửa ở trẻ sẽ được giải thích cặn kẽ trong bài viết sau đây. Nếu cha mẹ có thắc mắc hoặc muốn đặt thêm câu hỏi, hãy liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình.
Nôn trớ là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh (có điều kiện cơ thể khỏe mạnh) trong giai đoạn đầu đời. Điều này một phần được lý giải do hệ tiêu hóa vẫn còn khá non nớt. Hiện tượng này tương đối vô hại và thường biến mất khi hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện và trưởng thành (khi được 12 -14 tháng tuổi)
Nôn trớ đôi lúc còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như ‘trào ngược’ hay ‘trào ngược dạ dày thực quản’. Đây chỉ là những cách nói nghe hay hơn của ‘nôn trớ’ - với sự khác biệt vô cùng nhỏ.
Trào ngược được hiểu là sự di chuyển ngược lại của các chất chứa trong dạ dày đi lên thực quản và đôi khi đi vào miệng. Khi thức ăn trong bụng trẻ bị trào qua đường miệng - đây được gọi là hiện tượng nôn trớ.
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước dạ dày. Khi mới sinh, dạ dày của trẻ có kích thước bằng một viên bi nhỏ. Sau ba ngày, dạ dày sẽ có kích thước to bằng một quả bóng bàn, nhưng thực chất vẫn không chứa được bao nhiêu. Cho đến khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi, dạ dày chỉ có thể chứa một lượng nhỏ sữa ở mỗi lần. Quá nhiều sữa trong những lần bú có thể khiến trẻ bị ọc sữa hoặc quấy khóc.
Ở trẻ sơ sinh, cơ ở phần thực quản trên cũng kém phát triển hơn, điều này cũng là lý do khiến cho chất lỏng trào ngược từ dạ dày lên một cách dễ dàng hơn.
Nôn trớ cũng có thể xảy ra khi ợ hơi (hay còn gọi là ợ hơi ướt) hoặc khi trẻ nuốt quá nhiều không khí. Điều đó thường không gây đau đớn và hầu hết các trẻ thậm chí cũng không nhận ra mình đã làm điều đó.
Miễn là trẻ luôn khỏe mạnh và tăng cân, nôn trớ có thể được coi là một phần bình thường trong quá trình phát triển.
Dịch nôn trớ có thể trông rất nhiều khi dính lên áo sơ mi của cha mẹ, nhưng thực chất, lượng chất lỏng mà trẻ nôn ra không nhiều như cha mẹ nghĩ. Thông thường, lượng chất lỏng này chỉ từ 1-2 muỗng canh/ lần.
Nếu trẻ nôn ra nhiều hơn so với mức trên - hoặc nếu tình trạng nôn trớ xảy ra do các vấn đề hô hấp như: nghẹt thở, ho hoặc thở khò khè - hãy liên hệ với bác sĩ để cân nhắc xem đây có phải là những lý do đáng lo lắng không.
Để giúp trẻ hạn chế tình trạng nôn trớ, sau đây là một số cách cha mẹ có thể thử:
● Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng hơn khi cho ăn
● Cho ăn lượng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, cho trẻ ợ hơi sau khi ăn mỗi 30-60 ml.
● Nếu cho trẻ bú bình, hãy đảm bảo rằng lỗ trên núm vú của bình sữa không quá lớn.
● Nếu sữa chảy ra khi cha mẹ lật ngược bình sữa, hãy thay thế núm vú bằng một núm nhỏ hơn.
● Giữ cho trẻ nằm thẳng sau khi ăn. Hạn chế nằm sấp khi bụng còn đầy vì có thể dẫn đến nôn trớ
● Tránh cho trẻ hoạt động quá nhiều ngay sau khi ăn
● Cho trẻ ăn ít lại lượng thức ăn, nhưng thường xuyên hơn.
Trẻ thường sẽ đói 6-10 lần trong khoảng thời gian 24h. Khi lớn lên, dạ dày cũng sẽ phát triển, vì vậy trẻ tiêu thụ nhiều hơn trong mỗi bữa ăn và trẻ sẽ ăn ít bữa hơn. Bảng dưới đây sẽ cho thấy điều đó:
Tuổi | Số lần cho ăn trung bình mỗi ngày | Số lượng trung bình mỗi lần cho ăn |
Mới sinh đến tuần 1 | 6–10 | 60-90 ml |
1 tuần đến 1 tháng | 7–8 | 60-120 ml |
1 đến 3 tháng | 5–6 | 120 - 150 ml |
3 đến 6 tháng | 4–5 | 180 - 210 ml |
6 đến 9 tháng | 3–4 | 210 - 240 ml |
9 đến 12 tháng | 3 | 210 - 240 ml |
Cách tốt nhất khi cho ăn đó là cho phép trẻ bú bao nhiêu tùy thích. Nếu trẻ quấy khóc và đã không bú trong hơn 2h, đây có lẽ là thời điểm cần thiết mà cha mẹ cần cho bú.
Khi việc nôn trớ bắt đầu làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và lượng chất lỏng ra nhiều hơn so với bình thường cùng với lực mạnh, đây có thể là dấu hiệu của ói mửa. Khi bị ói hơn một lần, đó thường là do vi-rút gây ra. Vi rút thường không nguy hiểm, nhưng chúng có thể khiến cho trẻ bị mất nước. Nếu dưới 1 tuổi, trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước nhiều hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu cha mẹ nghĩ rằng trẻ đang gặp tình trạng mất nước.
Khi đột ngột bị ói mửa kèm theo triệu chứng tiêu chảy, điều đó thường có nghĩa là trẻ đã bị nhiễm vi rút. Vi rút thường không nguy hiểm, nhưng có thể dẫn đến việc bị mất nước, và đây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, việc nhận biết những dấu hiệu mất nước ở trẻ sau đây là vô cùng cần thiết:
● Lượng nước tiểu ít
● Trẻ trông có vẻ rất mệt hoặc yếu
● Khóc ít hoặc không có nước mắt
● Mắt thường trũng sâu
● Da khô và ít nước bọt
Trẻ càng nhỏ, mối lo lắng về tình trạng mất nước càng nên được quan tâm nhiều hơn.
Có một số điều mà cha mẹ có thể làm sau đây để giúp trẻ thoải mái hơn khi chúng bị ốm. Bổ sung lượng chất lỏng đã bị mất bằng cách cho trẻ bú lượng nhỏ và thường xuyên hơn. Trong nhiều trường hợp, giải pháp bù nước bằng các thức uống điện giải đều được khuyến nghị. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ cho những vấn đề này.
Mặc dù điều này có thể đáng báo động, nhưng tình trạng trẻ thỉnh thoảng ói mửa thường không quá đáng lo ngại. Nếu bị ói mửa thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như trào ngược, tắc ruột, nhiễm trùng hoặc dị ứng protein. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng ói mửa của trẻ có những dấu hiệu sau đây:
● Ói thường xuyên hoặc ói mạnh
● Gây ra tình trạng nghẹt thở hoặc khó hô hấp như: thở khò khè hoặc ho
● Gặp các vấn đề khác bao gồm: khó chịu, quấy khóc, tăng cân kém hoặc sụt cân
● Đi kèm với các triệu chứng như: tiêu chảy, phân ra máu, hoặc bụng đầy hơi
● Ói ra dịch màu xanh lá cây
● Trẻ ói mửa một cách rất đột ngột đi kèm với lực lớn
Tình trạng ói mửa liên tục ở trẻ sơ sinh từ 2 tuần đến 4 tháng tuổi có thể là dấu hiệu của việc bị tắc nghẽn dạ dày. Hãy liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của cha mẹ ngay lập tức nếu tình trạng nôn mửa này xảy ra thường xuyên.
Hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ nhi khoa trước khi thay đổi sữa công thức cho trẻ nha mẹ.
SIM-C-225-21
-------
Nguồn
References: 1. Spangler AK, et al. J Hum Lact. 2008;24(2):199-205. 2. Behrman RE, et al. Nelson Textbook of Pediatrics. 16th ed. Philadelphia: WB Saunders Co; 2000:165. 3. Samour PQ, et al. Handbook of Pediatric Nutrition. 3rd ed. Sudbury, MA: Jones and Bartlett Publishers; 2005:90. 4. Fomon SJ. Infant Nutrition. 2nd ed. Philadelphia: WB Saunders Co; 1974:24.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh.
Thông tin về sản phẩm được cung cấp chính & khoa học, không nhằm mục đích quảng cáo
Xác nhận bạn là nhân viên y tế hoặc đang có nhu cầu tìm hiểu về thông tin sản phẩm
Kết nối với chúng tôi