VÌ SAO BÉ CHẬM TĂNG CÂN

ĐỪNG CHỦ QUAN NẾU THẤY BÉ CHẬM TĂNG CÂN

VÌ SAO BÉ CHẬM TĂNG CÂN
VÌ SAO BÉ CHẬM TĂNG CÂN
VÌ SAO BÉ CHẬM TĂNG CÂN

Mẹ có biết, bé chậm tăng cân có thể do nguyên nhân thiếu hụt dinh dưỡng hoặc một số các nguyên nhân khác, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Do đó, hãy cùng PediaSure tìm hiểu chính xác nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân và giải pháp hiệu quả cho vấn đề này, mẹ nhé.

Cân nặng của bé như thế nào là bình thường?

Theo chuẩn phát triển theo độ tuổi, một bé được đánh giá tăng trưởng bình thường sẽ có hạn mức tăng cân sau đây(1): 

  • Từ lúc sinh đến 3 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 600 - 800g, có tháng trẻ tăng đến 1kg. 

  • Từ 3 - 6 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 500 - 600g. 

  • Từ 6 - 9 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 400 - 500g. 

  • Từ 9 - 12 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 300 - 400g. 

  • Từ 12 - 24 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 150 - 300g. 

  • Từ 2 - 10 tuổi: mỗi tháng trẻ tăng 100 - 200g. 

Ngoài ra, để nhận biết mức độ tăng trưởng cân nặng của bé có đạt chuẩn hay không, bố mẹ cũng có thể dựa vào biểu đồ tăng trưởng cân nặng theo tuổi và giới tính của bé. Nếu hiển thị kết quả của bé nằm trong vùng màu tím là bé đang phát triển bình thường, còn nếu nằm ở vùng màu tím nhạt là đang bị thiếu cân hoặc bé chậm tăng cân. 

Mẹ có thể tham khảo cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng cân nặng theo tuổi của bé tại đây

 

Đâu là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân?

Tình trạng bé chậm tăng cân kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thấp còi. Đặc biệt là trong giai đoạn 5 năm đầu đời, nếu chỉ số cân nặng không thay đổi và thường xuyên chậm tăng cân sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển toàn diện của bé trong những năm tiếp theo. 

Để PediaSure mách mẹ 5 nguyên nhân thường gặp dưới đây khiến ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của bé: 

  • Khẩu phần ăn uống nghèo nàn, kém đa dạng(4): Một chế độ ăn không đủ các chất dinh dưỡng có thể khiến bé không nạp đủ năng lượng cho một ngày, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng bình thường. 

  • Chăm sóc không đúng cách khi bé bệnh(5): Nhiều bố mẹ chỉ cho bé ăn cháo loãng hoặc những món ăn dễ nuốt khi bé bị bệnh mà không hề cung cấp thêm bất kì thực phẩm dinh dưỡng nào khiến tình trạng cân nặng của bé càng tệ hơn. 

  • Do bệnh lý(4): Những căn bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, tiêu chảy,… có thể là tác nhân vừa làm tăng nhu cầu năng lượng, vừa làm bé biếng ăn; từ đó, cân nặng của bé bắt đầu bị chững lại. Hoặc những căn bệnh ít gặp hơn như thận hư, rò đường tiêu hoá, cường giáp,… cũng ảnh hưởng cân nặng của bé. 

  • Thói quen không khoa học(7): việc bố mẹ cho trẻ tắm sau khi ăn, uống nước hoặc ăn vặt nhiều trước bữa ăn,… là những thói quen không hợp lý gây ảnh hưởng đến tình trạng bé chậm tăng cân. 

  • Cho trẻ hoạt động quá mức(7): trẻ hiếu động, ham chơi cần một lượng năng lượng bổ sung cao, nếu không nhận biết điều đó mà chỉ cung cấp một lượng calo bình thường, trẻ sẽ bị thiếu hụt năng lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc giúp bé tăng cân khỏe mạnh. 

Mách mẹ cách khắc phục hiệu quả tình trạng bé chậm tăng cân(6)

  • Theo dõi cân nặng của bé qua biểu đồ tăng trưởng mỗi tháng: Nếu bé có cân nặng thấp so với chuẩn hoặc đường tăng trưởng có khuynh hướng đi ngang hay đi xuống thì nên thăm khám dinh dưỡng của bé.

  • Tập cho trẻ ăn dặm đúng ngay từ đầu: Phần lớn những trẻ biếng ăn, chậm tăng cân là do quá trình tập ăn dặm không đúng. Nếu bố mẹ tập cho bé ăn dặm đúng ngay từ đầu thì sẽ rất "dễ nuôi" sau này.

  • Điều chỉnh chế độ ăn để bé nhận đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng: Nếu bố mẹ không biết liệu chế độ ăn bé hiện đã hợp lý chưa thì đừng chần chừ đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng để được nhận tư vấn hoặc tìm hiểu thêm thực đơn dinh dưỡng cho bé tăng cân khoẻ mạnh tại đây

  • Nuôi dưỡng đúng khi trẻ bị bệnh: Khi bị bệnh nhu cầu năng lượng tăng cao mà bé lại rất dễ biếng ăn nên bố mẹ có thể bổ sung cho bé các loại thực phẩm có thành phần năng lượng cao cùng khẩu vị “dễ nuốt” chẳng hạn như cháo, bún, phở, súp, sinh tố,…

  • Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm 2 ly PediaSure mỗi ngày với nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối gồm 37 dưỡng chất giúp bé tăng cân nặng chỉ sau 9 tuần sử dụng(*)

    .

(*) Pedro A.Alarcon, Hiệu quả của dinh dưỡng bổ sung cho trẻ biếng ăn bắt kịp đà tăng trưởng. Nghiên cứu trên trẻ biếng ăn có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, so với chế độ dinh dưỡng thông thường.

Nguồn bài viết:

  1. https://baodinhduong.com/tre-sinh-tang-can-nhu-nao-la-hop-ly-hop-chuan-nguoi-viet/

  2. Bé bú mẹ không tăng cân phải làm sao? | Vinmec

  3. Những sai lầm “to đùng” mẹ hay mắc phải khi cho con ăn dặm-Viện Dinh dưỡng VHN Bio

  4. ​Bé chậm tăng cân, nguyên nhân từ đâu? (suckhoedoisong.vn)

  5. CÁCH CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ BỆNH | Trạm Y tế Phường 8 (medinet.gov.vn)

  6. Bí quyết giúp bé tăng cân không cần ép ăn (suckhoedoisong.vn)

  7. https://suckhoedoisong.vn/be-cham-tang-can-nguyen-nhan-tu-dau-n187586.html

Bài viết liên quan

Sản phẩm khuyên dùng

PED-C-118-21