Similac 4
- Title
- Similac 4
- Short Description
-
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
- Detail Page Path
Nhìn chung, các mẹ thường cần khoảng 6 tuần để nghỉ ngơi và hồi phục sau sinh mổ. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Nếu mẹ gặp phải một số vấn đề sức khỏe trước hoặc sau sinh mổ thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể hồi phục hoàn toàn [1]. Ngoài ra, thời gian phục hồi của mẹ sinh mổ cũng sẽ lâu hơn các mẹ sinh thường [2]. Vì vậy, mẹ cần chú ý đến vấn đề kiêng cữ để có thể nhanh khỏe lại và tránh các biến chứng. Sau đây là những vấn đề mẹ cần lưu ý.
Theo khuyến cáo, mẹ không được ăn gì trong khoảng 6 giờ đầu sau sinh mổ [3]. Trong ngày đầu, mẹ có thể bắt đầu ăn thức ăn loãng như cháo hoặc súp. Sau khi xì hơi, mẹ có thể ăn uống như bình thường [3]. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cố gắng vận động, chẳng hạn như đi lại nhẹ nhàng sau sinh mổ. Điều này sẽ giúp các mẹ tránh nguy cơ đông máu và giúp máu được lưu thông [4].
Sau khi xuất viện về nhà, các mẹ cũng nên điều chỉnh các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày theo khuyến cáo của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong đó, mẹ sinh mổ nên:
● Tránh quan hệ sớm: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên tránh quan hệ tình dục ít nhất 6 tuần sau khi sinh, đặc biệt là mẹ sinh mổ. Quan hệ sớm sau sinh gây nhiều bất lợi vì không những khiến vết mổ lâu lành mà còn có thể gây nhiễm trùng âm đạo [5].
● Hạn chế làm việc nặng: Phụ nữ sau sinh cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Vì vậy, mẹ cần kiêng những công việc nặng nhọc ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, nên lưu ý tránh những việc ngoài trời, tiếp xúc nhiều với hóa chất, nước lạnh, khói bụi, nắng, gió [6,7].
● Tránh vận động mạnh, nâng vật nặng: Sau sinh mổ, mẹ nên hạn chế vận động mạnh, chẳng hạn như hạn chế leo cầu thang thường xuyên và tránh nâng những vật nặng hơn em bé [8].
Nhiều mẹ thường gặp khó khăn trong việc cho con bú sau sinh mổ. Vấn đề này có thể do một số nguyên nhân như sữa mẹ về chậm, vết mổ đau, ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc tê hoặc thuốc mê khi sinh… [9]. Lời khuyên là mẹ nên cho con bú sau sinh mổ càng sớm càng tốt và tiếp tục cho bé bú thường xuyên [10]. Đồng thời, mẹ cũng nên lưu ý chế độ dinh dưỡng, cố gắng ăn đa dạng các nhóm thực phẩm và uống nhiều nước [3].
Đối với việc ăn uống sau sinh mổ, mẹ sẽ không được ăn gì trong vòng 6 giờ đầu sau mổ. Trong ngày đầu, mẹ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Sau khi xì hơi, mẹ ăn uống như bình thường và cần lưu ý [3]:
● Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa…
● Tránh các thực phẩm có chất kích thích như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
● Tăng cường rau xanh, trái cây để tránh táo bón.
● Chú ý uống đủ nước (khoảng 2 lít nước).
So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều bất lợi về sức khỏe hơn do không được ra đời qua đường âm đạo (ống sinh) của mẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có thể đối mặt với những vấn đề sau đây nếu không được chăm sóc tốt:
● Đối với hệ miễn dịch: Hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Vì vậy, việc trẻ sinh mổ có nguy cơ có hệ tiêu hoá kém sẽ kéo theo khả năng miễn dịch niêm mạc ruột cũng kém hơn. Sinh mổ khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch như dị ứng, chàm da, đái tháo đường… không chỉ trong giai đoạn đầu đời mà còn cả khi trưởng thành [11], [12], [13]. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, bé sinh mổ sẽ có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần so với bé sinh thường [14].
● Đối với hệ hô hấp: Trẻ sinh mổ không phải chịu áp lực từ việc đi qua ống sinh của mẹ nên dẫn đến tình trạng còn sót dịch ối trong phổi [11]. Điều này có thể khiến trẻ sinh mổ bị khò khè, khó thở... hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp như hen suyễn trong quá trình lớn lên [15]. Không những vậy, nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần so với bé sinh thường [16].
● Đối với hệ tiêu hoá: Thành âm đạo của mẹ chứa một hệ vi sinh vật vô cùng phong phú mà trẻ có thể thừa hưởng được trong quá trình sinh thường. Bé sinh mổ không được tiếp xúc với vi khuẩn có trong âm đạo của mẹ [17]. Vì thế trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ có hệ miễn dịch kém hơn. Từ đó, bé dễ ốm vặt, đặc biệt là hay gặp các vấn đề về hệ vi sinh đường ruột, có thể dẫn đến đau bụng, trào ngược, táo bón… [18]. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [19].
Mặc dù có những bất lợi nhưng bố mẹ không cần quá lo lắng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sau khi sinh mổ. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (APP), bạn nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì đây là biện pháp tốt nhất giúp bé cải thiện hệ tiêu hoá và tăng cường miễn dịch [20].
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng, kích thích sự phát triển cũng như các thành phần hỗ trợ hệ miễn dịch giúp bảo vệ bé khỏi sự tấn công của mầm bệnh như:
● HMO (Human Milk Oligosaccharides): Đây là dưỡng chất quan trọng, có hàm lượng cao thứ 3 trong sữa mẹ [21]. Có khoảng 15 cấu trúc HMO đã được các nhà khoa học tổng hợp thành công nhưng có 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL [22]. Theo nhiều nghiên cứu, HMO không chỉ giúp hạn chế khả năng bám dính của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh mà còn tạo điều kiện để thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột làm việc tốt hơn [23]. Đặc biệt, 2’-FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh [24 25].
● Nucleotides: Đây là một trong những chất tham gia nhiều vào chức năng trao đổi chất và các hoạt động sống quan trọng trong cơ thể trẻ. Đặc biệt, nucleotides còn giúp hỗ trợ tăng khả năng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB [26].
● Lợi khuẩn Bifidobacterium: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Lợi khuẩn Bifidobacterium giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa [27].
Kiêng cữ sau sinh mổ là điều rất quan trọng. Mẹ cần lưu ý kiêng cữ đúng cách để nhanh phục hồi, đảm bảo có đủ sức khỏe thể chất lẫn tinh thần để chăm sóc bé yêu tốt nhất. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.
SIM-C-296-23
* Nguồn tham khảo
1. https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/recovering-home-after-c-section#
2. https://www.mountsinai.org/health-library/discharge-instructions/going-home-after-a-c-section
3. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/mot-so-cau-san-phu-thuong-hoi-trong-thoi-ky-hau-san/
4. https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/what-happens-after-c-section
5. https://health.clevelandclinic.org/sex-after-birth/
6. https://kidshealth.org/en/parents/recovering-delivery.html
7. https://www.epa.gov/climateimpacts/climate-change-and-health-pregnant-breastfeeding-and-postpartum-women
8. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
9. https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/early-days/breastfeeding-after-caesarean-birth
10. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Breastfeeding-After-Cesarean-Delivery.aspx
11. https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do
12. https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/
13. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5788425/
14. Sevelsted et al. (2015)
15. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3254156/
16. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/
17. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8733716
18. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6291958/
19. Korpela K et al (2018)
20. https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html
21. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/
22. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9268401/
23. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/
24. Reverri et al (2018)
25. Rousseaux et al (2021)
26. Pickering et al (1998).
27. https://journals.asm.org/doi/10.1128/aem.02063-08
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ có nguy cơ đề kháng kém như trẻ sinh mổ, trẻ hay bệnh
Cho mẹ mang thai và cho con bú
Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott Việt Nam và truy cập vào một trang web Abbott của một quốc gia khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott Việt Nam. Vui lòng lưu ý chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang này. Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh.
Thông tin về sản phẩm được cung cấp chính & khoa học, không nhằm mục đích quảng cáo
Xác nhận bạn là nhân viên y tế hoặc đang có nhu cầu tìm hiểu về thông tin sản phẩm
Kết nối với chúng tôi