Similac 4
- Title
- Similac 4
- Short Description
-
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
- Detail Page Path
Những năm gần đây, các ca sinh mổ đang có xu hướng tăng nhanh, chiếm tới 34,4% trên tổng số ca sinh trong nước (Theo đánh giá điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam (MICS) năm 2020 – 2021). Điều này cũng khiến việc chăm sóc trẻ sinh mổ trở thành chủ đề đáng được quan tâm [2].
Hiện sinh mổ ngày một phổ biến và đã trở nên an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn cho thấy trẻ sinh mổ vẫn chịu khá nhiều “thiệt thòi” so với trẻ sinh thường. Một trong những bất lợi của sinh mổ đó là trẻ sinh ra sẽ “bỏ lỡ” việc tiếp xúc lợi khuẩn trong âm đạo của mẹ. Thay vào đó, trẻ sinh mổ phải tiếp xúc với hại khuẩn từ bệnh viện nhiều hơn [3]. Điều này khiến hệ vi sinh đường ruột của trẻ có thể bị xáo trộn đến tận 6 tháng sau sinh [3]. Chính vì vậy, sức đề kháng của trẻ sinh mổ trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ kém hơn và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm [1,3].
Ngoài ra, trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng khó thở, trẻ sinh mổ bị khò khè hoặc một số vấn đề hô hấp trong vài ngày đầu sau sinh. Nguyên nhân là do khi được sinh thường qua đường âm đạo của mẹ, cả người bé sẽ bị ép bên trong ống sinh để đẩy hết dịch nhầy trong phổi ra ngoài, riêng bé sinh mổ lại không được trải qua quá trình này [1]. Không những vậy, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1.3 lần so với trẻ sinh thường [4].
Bên cạnh những tác động ngắn hạn, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sinh mổ còn có nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn trẻ sinh thường như [3, 4]:
● Nhiễm trùng đường hô hấp
● Rối loạn tiêu hoá
● Béo phì
● Hen suyễn
● Dị ứng
● Đái tháo đường tuýp 1
Theo đó, trẻ sinh mổ sẽ cần một chế độ chăm sóc và theo dõi phù hợp để giảm thiểu nguy cơ thường gặp, trong số đó việc thực hiện phương pháp da kề da là cách thường được khuyến khích áp dụng ngay sau khi sinh. Với phương pháp này, bé sẽ được lau khô và đặt trực tiếp lên ngực trần của mẹ. Cả hai sẽ được đắp chăn ấm và để yên như vậy trong ít nhất 1 giờ đồng hồ hoặc đến khi bé bú xong lần đầu tiên [5].
Theo nhiều nghiên cứu, việc thực hiện phương pháp này sẽ mang lại cho mẹ và bé những lợi ích như [5],[6],[7]:
● Bé được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi từ da mẹ. Điều này giúp bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài và phát triển hệ miễn dịch.
● Kích thích giải phóng hormone oxytocin trong cơ thể của mẹ và bé. Oxytocin là một loại hormone có tác dụng xoa dịu, giảm đau ở mẹ sinh mổ, đồng thời giúp bé bình tĩnh, ngủ sâu và ít quấy khóc.
● “Thắt chặt” mối liên kết giữa mẹ và con.
● Điều chỉnh nhiệt độ, giữ ấm cho cơ thể trẻ.
● Điều hoà nhịp tim, nhịp thở và nồng độ oxy, giúp bé thích nghi tốt hơn với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
● Kích thích mẹ tăng tiết sữa và dễ cho con bú hơn.
● Giúp bé tăng hấp thu dinh dưỡng và tăng cân.
Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng thực tế, không phải lúc nào mẹ cũng có thể da kề da với bé sau sinh, chẳng hạn mẹ gặp tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu hoặc bé sinh non quá yếu, hoặc bị suy giảm hô hấp cấp tính cần phải được chăm sóc đặc biệt [7]. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng khi chăm sóc bé sinh mổ vì vẫn còn rất nhiều cách giúp cải thiện sức khỏe của bé.
Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tất cả trẻ sơ sinh nên được cho bú sớm và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu [8]. Bởi sữa mẹ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên, phong phú được “thiết kế” đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh như chất đạm, chất béo, đường sữa (lactose), lợi khuẩn, kháng thể, các vitamin… [9,10].
Đối với bé sau khi sinh mổ, hệ miễn dịch còn đang xáo trộn thì việc bú mẹ lại càng quan trọng vì sữa mẹ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ bú mẹ sẽ ít bị mắc các chứng bệnh về đường ruột, hô hấp và viêm tai giữa hơn [8].
Cho trẻ tiêm phòng theo khuyến cáo
Tiêm phòng là một trong những phương pháp quan trọng giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phòng ngừa những căn bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu, sởi… Đồng thời, việc chủ động cho trẻ chủng ngừa đầy đủ cũng có thể góp phần ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Vì vậy, bạn hãy đưa trẻ đi tiêm vaccine định kỳ theo lịch được khuyến cáo để bảo vệ con tốt nhất và tránh mầm bệnh lây lan trong cộng đồng [11].
Theo dõi cột mốc phát triển ở trẻ
Đối với trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng, ba mẹ cần chú ý theo dõi các cột mốc phát triển ở trẻ khi chăm sóc trẻ sau sinh mổ. Việc theo dõi này sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan hơn đối với sức khỏe của bé. Đồng thời, đối với những trẻ chưa biết đi biết nói, việc này còn giúp bố mẹ sớm phát hiện những bất thường ở trẻ để có hướng can thiệp kịp thời [12].
Tóm lại, dù da kề da giữa mẹ và bé sau sinh mang đến rất nhiều lợi ích nhưng nếu mẹ sinh mổ không có cơ hội làm điều này thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi còn có rất nhiều cách chăm sóc trẻ sau sinh mổ khác có thể giúp trẻ “bắt nhịp” và làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trong đó, bạn nên ưu tiên các giải pháp được khuyến nghị như nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ tiêm phòng đầy đủ…
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.
SIM-C-279-23
* Nguồn tham khảo
1.. https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do
2. https://www.unicef.org/vietnam/media/8776/file/.pdf
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110651/
4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/
5. https://www.unicef.org.uk/babyfriendly/baby-friendly-resources/implementing-standards-resources/skin-to-skin-contact/
6. https://elht.nhs.uk/application/files/3616/1123/9906/SkintoSkin_Csectionbirth_Jan2021_V2.pdf
7. https://news.sanfordhealth.org/childrens/the-importance-of-skin-to-skin-after-delivery-you-should-know/
8. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-deciding-when-to-stop
9. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3586783/
10. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/first-year-of-life/whats-in-breastmilk/
11. https://www.nhs.uk/start4life/baby/vaccinations-and-newborn-screening-tests/
12. https://www.chrichmond.org/blog/developmental-milestones-tracking-and-encouraging-your-babys-progress
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ có nguy cơ đề kháng kém như trẻ sinh mổ, trẻ hay bệnh
Cho mẹ mang thai và cho con bú
Trẻ từ 1 tuổi trở lên
Lựa chọn cho trẻ phát triển trí não, tăng cường miễn dịch
Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott Việt Nam và truy cập vào một trang web Abbott của một quốc gia khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott Việt Nam. Vui lòng lưu ý chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang này. Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh.
Thông tin về sản phẩm được cung cấp chính & khoa học, không nhằm mục đích quảng cáo
Xác nhận bạn là nhân viên y tế hoặc đang có nhu cầu tìm hiểu về thông tin sản phẩm
Kết nối với chúng tôi