GANGLIOSIDES - DƯỠNG CHẤT CÓ TRONG SỮA MẸ ĐƯỢC CHỨNG MINH GIÚP CHỈ SỐ IQ CỦA TRẺ CAO HƠN

GANGLIOSIDES - DƯỠNG CHẤT CÓ TRONG SỮA MẸ ĐƯỢC CHỨNG MINH GIÚP CHỈ SỐ IQ CỦA TRẺ CAO HƠN
GANGLIOSIDES - DƯỠNG CHẤT CÓ TRONG SỮA MẸ ĐƯỢC CHỨNG MINH GIÚP CHỈ SỐ IQ CỦA TRẺ CAO HƠN
GANGLIOSIDES - DƯỠNG CHẤT CÓ TRONG SỮA MẸ ĐƯỢC CHỨNG MINH GIÚP CHỈ SỐ IQ CỦA TRẺ CAO HƠN

Chăm sóc trẻ ở độ tuổi học hỏi & khám phá
Tháng 11 13, 2021

Sự phát triển của não bộ và nhận thức của trẻ trong giai đoạn đầu đời có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng học hỏi trong tương lai. Khoa học đã chứng minh Gangliosides – một chất được tìm thấy trong sữa mẹ (1) và tồn tại ở màng tế bào não, có chức năng giúp kết nối thần kinh giúp tăng tốc độ xử lý thông tin (2), IQ cao hơn cho trẻ học hỏi nhanh hơn (3).

Các bằng chứng khoa học đã cho thấy Gangliosides - một chất được tìm thấy trong sữa mẹ và tồn tại rất nhiều ở màng tế bào não - có chức năng giúp kết nối thần kinh, đẩy mạnh tốc độ xử lý thông tin (3), tăng điểm số IQ cho trẻ học hỏi nhanh hơn (4).

Sự phát triển của não bộ trong những năm tháng đầu đời có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng học hỏi sau này

Gangliosides – thành phần quan trọng kết nối và dẫn truyền xung động thần kinh

Não người có khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh (nơ ron) (13). Trong hai năm đầu tiên, não trẻ phát triển chiếm khoảng hơn 70% khối lượng phát triển não người trưởng thành (14) và hình thành các cấu trúc phức tạp. Dinh dưỡng đầy đủ, đúng cách cho não bộ trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng cho sự nắm bắt và xử lý thông tin sau này (4). Thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy giảm sự phát triển, ít kết nối tế bào thần kinh hơn, suy giảm kết nối khớp thần kinh và các hậu quả không thể phục hồi với chức năng nhận thức trong suốt cuộc đời (5).

Gangliosides là chất béo nằm ở lá ngoài màng sinh chất của các nơ ron, đóng một vai trò quan trọng trong chức năng tế bào thần kinh và sự phát triển của não. Gangliosides chiếm 10-12% chất béo của não (6) (dưỡng chất quan trọng chiếm đến 60% thành phần của não bộ) (7). Nồng độ của Gangliosides ở chất xám cao hơn chất trắng gấp 5 lần (8). Gangliosides góp phần hình thành các sợi nhánh từ thân tế bào thần kinh, sợi nhánh ở cuối sợi trục, các khớp nối thần kinh và myelin hóa giúp dẫn truyền xung động thần kinh (9).

Gangliosides giúp cải thiện IQ, giúp trẻ thông minh vượt trội

Thời điểm 1.000 ngày đầu đời chính là giai đoạn rất quan trọng để trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển trí não (15). Ở những năm tháng đầu đời, tốc độ tăng dần lên của Gangliosides rất nhanh, với tổng nồng độ tăng gấp 3 lần từ giai đoạn thai nhi đến 5 năm đầu tiên (10).

Cũng theo các nghiên cứu khoa học mới đây, nồng độ Gangliosides trong sữa mẹ vốn được xem là tiêu chuẩn vàng (nồng độ trung bình các mẫu sữa) từ 1.45 - 2.78 mg/100ml (11).

Hàm lượng Gangliosides được hấp thụ từ chế độ dinh dưỡng mỗi ngày giúp tăng hàm lượng Gangliosides trong não, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức sau này của trẻ. Các thử nghiệm lâm sàng chứng minh công thức bổ sung Gangliosides giúp phát triển nhận thức, thúc đẩy sự phát triển chức năng của não trẻ khi dùng ở hàm lượng tối ưu, cải thiện chỉ số IQ của trẻ (12).

Gangliosides đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào thần kinh và não bộ (16), tập trung phần lớn trong chất xám (17) (18). Ngoài việc tăng khả năng nhận thức (chỉ số IQ thành tích, chỉ số IQ phối hợp tay và mắt), Gangliosides giúp cải thiện chức năng vận động thô của cơ thể. (19).

Khoa học chứng minh trẻ được bổ sung Gangliosides có chỉ số IQ cao hơn (20).

Cùng với các chất như DHA – Lutein – Vitamin E tự nhiên và 5 HMOs hỗ trợ phát triển não bộ trẻ trong những năm tháng đầu đời, Gangliosides đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thần kinh (16). Từ đó trẻ có thể tư duy nhanh nhạy, học hỏi tốt hơn.

SIM-C-285-21

------------

SOURCES:
1) https://www.mdpi.com/2072-6643/7/5/3891/htm
2) https://www.mdpi.com/2072-6643/7/5/3891/htm
3) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446785/
4) https://academic.oup.com/nutritionreviews/article/72/4/267/1859597
5) https://www.mdpi.com/2072-6643/7/5/3891/htm
6) https://www.mdpi.com/2072-6643/7/5/3891/htm
7) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20329590/
8) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4393008/
9) https://www.mdpi.com/2072-6643/7/5/3891/htm
10) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2775765/
11) https://bmcnutr.biomedcentral.com/articles/10.1186/s40795-016-0113-3
12) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446785/
13) https://arxiv.org/abs/1906.01703
14) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3400202/
15) https://www.unicef-irc.org/article/958-the-first-1000-days-of-life-the-brains-window-of-opportunity.html
16) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446785/
17) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446785/
18) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446785/
19) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446785/
20) Gurnida, D.A. et al. Early Hum. Dev. 88, 595-601 (2012).

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan