DỊ ỨNG THỰC PHẨM Ở TRẺ SƠ SINH. TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ - BẤT DUNG NẠP LACTOSE

DỊ ỨNG THỰC PHẨM Ở TRẺ SƠ SINH. TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ - BẤT DUNG NẠP LACTOSE
DỊ ỨNG THỰC PHẨM Ở TRẺ SƠ SINH. TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ - BẤT DUNG NẠP LACTOSE
DỊ ỨNG THỰC PHẨM Ở TRẺ SƠ SINH. TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ - BẤT DUNG NẠP LACTOSE

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Tháng 10 20, 2021

Trẻ bị dị ứng với sữa bò (CMA) thì còn có thể uống được gì khác?

Theo ước tính, cứ 13 trẻ em ở Hoa Kỳ thì có 1 trẻ bị dị ứng thực phẩm. Một trường hợp rất phổ biến là dị ứng sữa bò (CMA). Một số trẻ sẽ hết dị ứng thực phẩm theo thời gian, nhưng điều này dường như không hề đơn giản vì ba mẹ luôn mong muốn cung cấp đầy đủ các nguồn dinh dưỡng tốt nhất và phù hợp nhất cho con của họ.

Dị ứng sữa bò là gì?

Dị ứng sữa bò (CMA) thường xuất hiện trong những năm đầu tiên của trẻ. Điều này có nghĩa rằng, hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh phản ứng với một hoặc nhiều protein sữa bò trong các loại sữa công thức của trẻ, hay sữa mẹ hoặc bất kỳ thực phẩm nào có thành phần chứa sữa.

Các triệu chứng của dị ứng sữa bò có thể xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi bú. Hãy nói chuyện với bác sĩ của trẻ nếu trẻ gặp các triệu chứng như: phát ban, nổi mề đay, tiêu chảy, táo bón hoặc có máu trong phân. Trong khi các triệu chứng nghiêm trọng này hiếm khi xảy ra, hãy gọi 115 nếu trẻ gặp các tình trạng như khó thở, sưng lưỡi hoặc cổ họng hoặc mất ý thức.

Lưu ý rằng chỉ có các bác sĩ nhi khoa mới có thể chẩn đoán chuẩn xác tình trạng dị ứng. Nếu ba mẹ nghi ngờ trẻ nhà mình bị dị ứng thực phẩm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của trẻ. Các bác sĩ có thể kiểm tra toàn bộ, xem xét bệnh sử của tất cả các triệu chứng và đưa ra các khuyến nghị cụ thể phù hợp cho trẻ sơ sinh.

Liệu đây là dị ứng sữa bò hay tình trạng bất dung nạp

Tuy dị ứng sữa bò (CMA) và bất dung nạp Lactose không giống nhau, nhưng chúng lại có các triệu chứng hoàn toàn giống nhau như nôn mửa, đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Về cơ bản, dị ứng sữa bò (CMA) và bất dung nạp lượng Lactose khác nhau về các mặt như sau:

● Dị ứng sữa bò là một phản ứng miễn dịch với protein trong sữa.

● Bất dung nạp Lactose là tình trạng không thể tiêu hóa Lactose - một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa do thiếu hụt một loại enzym

Sữa công thức nào dành cho trẻ bị dị ứng với sữa bò?

Hãy luôn nhớ rằng ngay cả một lượng nhỏ sữa cũng có thể gây ra phản ứng ở trẻ bị dị ứng với sữa bò (CMA). Nếu bác sĩ nhi khoa xác định rằng, trẻ không thể dung nạp hoặc nhạy cảm với Lactose, hãy hỏi về việc chuyển trẻ sang một loại sữa công thức, bác sĩ có thể tư vấn công thức dinh dưỡng đặc biệt phù hợp cho trẻ

Các loại sữa công thức nào có sẵn phù hợp dành cho trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa bò?

Nếu bác sĩ của trẻ chẩn đoán trẻ bị dị ứng với sữa bò (CMA), thì sẽ đề xuất các công thức ‘ít gây dị ứng’. Đó là loại công thức với protein đã được ‘thủy phân’ hoặc chia nhỏ.

Sản phẩm với protein từ đậu nành

Tìm hiểu thêm

Sản phẩm với protein thủy phân toàn phần

Tìm hiểu thêm

Bác sĩ của trẻ có thể giới thiệu ba mẹ đến các chuyên gia dinh dưỡng để ba mẹ có thể tìm hiểu về các vấn đề và các lựa chọn thay thế lành mạnh để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Ba mẹ nên tránh cho trẻ ăn những gì khi bị dị ứng sữa bò (CMA)?

Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò, điều quan trọng nhất là tránh tiêu thụ sữa bò dưới mọi hình thức. Ba mẹ có thể không phân biệt được một loại thực phẩm có chứa sữa chỉ qua tên gọi các thành phần của nó. Chẳng hạn như các thành phần như galactose, ghee và casein, đều có chứa sữa.

Các bậc phụ huynh ở Việt Nam nên hình thành thói quen đọc tất cả nhãn dãn trên bao bì một cách cẩn thận để nhận biết các chất gây dị ứng khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Hãy tránh tất cả các thực phẩm và thành phần có chứa sữa. Mặc dù danh sách này chưa đầy đủ, nhưng đây là một số thành phần mà ba mẹ cần lưu ý:

● Bơ, chất béo bơ, axit bơ và (các) este bơ

● Bơ sữa

● Protein Casein/ Caseinate (ở mọi dạng)

● Phô mai

● Phô mai tươi

● Kem

● Sữa đông

● Custard (các thực phẩm sữa trứng)

● Bơ Ghee

● Nước giải khát Half-and-Half

● Lactalbumin và lactalbumin phosphate

● Chất hữu cơ Lactoferrin

● Lactose

● Lactulose

● Sữa (ở mọi hình thức)

● Protein sữa thủy phân

● Bánh pudding

● Enzyme thủy phân Casein

● Kem chua và kem chua dạng rắn

● Sữa chua dạng rắn

● Whey (ở mọi hình thức)

● Sữa chua

Liệu đạm thủy phân toàn phần có được dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò không?

Mặc dù protein thủy phân toàn phần (Casein Hydrolysate) có nguồn gốc từ sữa bò, nhưng thành phần casein đã bị chia nhỏ ra nhiều, hay còn gọi là “thủy phân hoàn toàn”. Điều này giúp tạo nên công thức rất ít gây dị ứng và an toàn, hầu như loại bỏ các phản ứng dị ứng ở hầu hết các trẻ bị dị ứng với protein sữa bò. Và bên cạnh đó, loại sữa này còn được tạo ra để cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển sau này.

Ba mẹ nên kiểm tra với các bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi chuyển sang dùng bất kỳ loại sữa công thức nào cho trẻ, được thiết kế đặc biệt để quản lý chế độ ăn uống với các trường hợp trẻ bị dị ứng thực phẩm.

Các mẹ có thể uống sữa bò dù trẻ bị dị ứng không?

Nếu mẹ uống sữa bò và cho con bú sữa mẹ, điều đó có thể gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ. Vì lý do này, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên mẹ nếu có thể, hãy loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn uống của mình.

Liệu trẻ có thể hết bị dị ứng với sữa bò (CMA) và điều đó sẽ xảy ra khi nào?

Hầu hết, trẻ nhỏ sẽ đều hết dị ứng với sữa và thường có thể bắt đầu chuyển sang uống sữa bò sau khi trẻ được 1 tuổi.

Điều quan trọng hơn cả mà ba mẹ nên làm đó là hợp tác chặt chẽ với bác sĩ nhi khoa để xác định thời điểm bắt đầu quá trình chuyển đổi này và xác định một loại thức uống thay thế sữa thích hợp.

SIM-C-221-21

--------

Nguồn
References: United States Census Bureau QuickFacts (2015 and 2016 estimates).
https://www.census.gov/quickfacts/fact/table/US/RHI225218external icon 2. Gupta RS, et al. Pediatrics. 2018;142(6):e20181235.
Sources: Food allergies. Centers for Disease Control and Prevention. April 21, 2020.
https://www.cdc.gov/healthyschools/foodallergies/

Ở độ tuổi này, trẻ có thể bắt đầu tỏ ra cảnh giác với người lạ. Mặc dù trẻ đã phát triển khả năng nhận biết những khuôn mặt quen thuộc, nhưng trẻ có thể tỏ ra lạ lẫm và sợ hãi những người mới quen. Điều này là bình thường và sẽ biến mất theo thời gian.

Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ

Trẻ 5 tháng tuổi cần các chất dinh dưỡng phù hợp, khoa học để phát triển mạnh mẽ. Trẻ cần protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự phát triển của xương, cơ, hệ miễn dịch, não và mắt. Dưới đây là một số thành phần quan trọng để tăng trưởng và phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ:

· Vitamin C giúp hình thành collagen, một loại protein tạo cấu trúc xương, sụn, cơ, mạch máu và các mô liên kết khác, giúp duy trì các mao mạch máu, xương và răng. Ngoài ra, vitamin C cần thiết cho việc chữa lành vết thương và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, và hỗ trợ hấp thụ sắt.

· Human Milk Oligosaccharide* (HMO) là một loại prebiotic trước đây chỉ được tìm thấy trong sữa mẹ. HMO có một lượng đáng kể trong sữa mẹ và là thành phần dồi dào thứ ba, sau chất béo và carbohydrate. Hiện tại một số sản phầm có bổ sung 2'FL-HMO cõ tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ

· Canxi đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển xương, răng, quá trình đông máu, duy trì các dây thần kinh và cơ khỏe mạnh.

Sắt cần thiết cho sự phát triển và hình thành các tế bào máu khỏe mạnh. Sắt là một phần của hemoglobin, một loại protein có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu trữ oxy.

· Proteins giúp phát triển, duy trì và hoàn thiện các mô mới trên khắp cơ thể, bao gồm cả cơ bắp.

Cơ bắp và trí não của trẻ

Các cơ và tế bào não của trẻ đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi này. Dưới đây là 5 bài tập giúp trẻ 5 tháng luyện tập:

· Khuyến khích trẻ ngẩng đầu và chống tay để quan sát những gì đang xảy ra xung quanh.

· Ôm trẻ thẳng đứng dưới cánh tay. Từ từ hạ trẻ xuống cho đến khi chân chạm vào bàn, giường hoặc lòng ba mẹ để giúp trẻ có cảm giác đứng trong thời gian sắp tới.

· Giúp trẻ học cách tự ngồi dậy, đỡ trẻ vào góc của một chiếc ghế dài để giúp trẻ không bị ngã.

· Cố gắng cho trẻ nhìn theo khuôn mặt hoặc vật thể phát sáng.

· Nhặt đồ chơi có hình khối nhỏ hơn 3 cm và để tránh xa trẻ. Những đồ vật nhỏ có thể cản trở đường thở khi trẻ vô tình cho vào miệng.

Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ có thể ngủ từ 12 đến 15 giờ một ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn.

Trẻ sẽ thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm và có thể không ngủ quá 5 đến 6 giờ liên tục.

Trẻ bắt đầu ngồi dậy và tự đánh thức mình trong thời gian này. Nếu có thể, hãy để trẻ cố gắng ngủ lại thay vì ngay lập tức ru trẻ ngủ.

Thế giới của trẻ 6 tháng tuổi: Nửa năm trôi qua và những trải nghiệm hoàn toàn mới

Khi bước qua tháng thứ 6, trẻ đang tiếp tục biba bibo bằng mọi âm thanh mà mình có thể tạo ra. Lúc này, ba mẹ hãy tiếp tục trò chuyện, tương tác với trẻ để mang đến cho trẻ những trải nghiệm mới.

Trẻ ngày càng nhận biết rõ ràng hơn và khi nhận thức về ba mẹ như những người thân đặc biệt gần gũi, trẻ có thể cảm thấy lo lắng lúc không có ba mẹ ở bên. Cách hay để giúp trẻ an tâm rằng khi không nhìn thấy ba mẹ không có nghĩa là ba mẹ ở cách xa trẻ là chơi trò “ú òa”.

Giờ chơi là giờ học

Mỗi trẻ sẽ phát triển tại một thời điểm khác nhau, nhưng đến cuối tháng thứ 6, trẻ có thể sẽ tự ngồi dậy mà không cần người giúp và sử dụng kỹ năng mới làm được này để khám phá thế giới của mình bằng cách:

· Khám phá kết cấu và hình dạng bằng cách tìm đồ vật và đưa chúng vào miệng. (Lưu ý những đồ vật nhỏ hơn có thể cản trở đường thở khi cho vào miệng)

· Chọn đồ bằng cách dùng ngón tay cào, cấu, xé. (Ba mẹ sẽ cần cẩn thận hơn với các đồ vật trong nhà)

Cho trẻ một khởi đầu vững chắc

Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định xem trẻ đã sẵn sàng ăn thức ăn rắn trong chế độ ăn uống của mình hay chưa. Khi ba mẹ cho trẻ ăn thức ăn đặc, hãy bắt đầu cho trẻ trải nghiệm, từng món một để kiểm tra các vấn đề dị ứng. Nếu trẻ có phản ứng nghiêm trọng với một loại thực phẩm nào đó, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Ở độ tuổi này, trẻ có thể lựa chọn những thức ăn đặc ngoài sữa:

· Ngũ cốc bổ sung sắt cho trẻ em (gạo, lúa mạch, yến mạch)

· Thịt xay nhuyễn (thịt bò, lợn, gà nấu chín hoàn toàn)

· Trái cây xay nhuyễn hoặc ép (chuối, lê, táo, đào)

· Các loại rau củ xay nhuyễn hoặc lọc (bơ, cà rốt, bí, khoai lang nấu chín)

Giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ có thể sẽ ngủ suốt đêm, thỉnh thoảng thức giấc.

Nếu trẻ không thể ngủ liên tục, hãy nói chuyện với các bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

Vào ban ngày, trẻ 6 tháng tuổi sẽ thức nhiều và hoạt động trong thời gian dài. Trẻ có thể muốn hai hoặc ba giấc ngủ ngắn trong vòng 3 đến 4 giờ.

Tháng tiếp theo sẽ như thế nào? Trẻ phát triển từng phút

Hiểu thêm về quá trình mọc răng, thực đơn dinh dưỡng mới và sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi trong bài viết tiếp theo.

SIM-C-228-21

-------

* Human Milk Oligosaccharide: Không phải từ sữa mẹ. † Không bao gồm nước.
(1) https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/lich-trinh-ngu-tham-khao-cho-be-3-4-thang-tuoi/
(2) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/lich-trinh-ngu-tham-khao-cho-tre-5-6-thang-tuoi/
Nguồn: https://www.similac.com/baby-feeding/milestones-development/4-5-6-month-old.html

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan