Similac 4
- Title
- Similac 4
- Short Description
-
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
- Detail Page Path
Chăm sóc trẻ ở độ tuổi ăn dặm
Tháng 11, 2021
Tiêu chảy và táo bón là những rối loạn tiêu hóa thường xuyên gặp ở trẻ và khiến các bậc cha mẹ lo lắng đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, không cần phải quá lo vì bài viết sau đây sẽ cung cấp những phương pháp hỗ trợ khi nhận thấy trẻ có vấn đề.
Dù là tiêu chảy hay táo bón thì hai tình trạng này đều không vui vẻ gì đối với trẻ hay các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ trải qua từ 1-2 lần tình trạng này trong những năm đầu tiên. Nếu tình trạng táo bón này đang diễn ra với con bạn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề, hoặc trẻ đang có thể phải đối mặt với các triệu chứng của những cơn đau bụng.
Để có được những hướng dẫn nhanh chóng giúp nhận biết các triệu chứng của tiêu chảy và táo bón, cũng như các biện pháp giúp trẻ cảm thấy tốt hơn, hãy xem qua ‘Giải mã màu sắc tã’ của trẻ.
Phân của trẻ thường thay đổi theo từng ngày. Phân trẻ sơ sinh có thể có màu vàng, xanh lá, hoặc nâu và rất đa dạng về kết cấu, từ lỏng như nước sốt táo hay đặc như bột nhào. Tất cả những hiện tượng trên đều rất bình thường.
Khi phân của trẻ đột nhiên trở nên lỏng và nhiều hơn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị tiêu chảy. Cho dù tiêu chảy ở trẻ xảy ra ở tình trạng dữ dội, ngắn hạn (cấp tính) hay tình trạng lâu dài (tái phát) còn tùy thuộc vào nguyên nhân của nó. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
● Nhiễm trùng từ vi-rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
Trẻ có thể bị lây nhiễm bất kỳ các loại mầm bệnh nào trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của mình. Chúng có thể đến từ đồ ăn hay thức uống, hoặc từ các va chạm trên các bề mặt có mầm bệnh và sau đó từ ngón tay đưa vào gần hoặc cho vào miệng.
● Dị ứng thức ăn
Có đến 3% trẻ em bị dị ứng với đạm sữa trong các chế phẩm từ sữa và sữa công thức, hầu hết đến từ các loại sữa công thức. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, cũng có thể bị dị ứng với sữa bò từ protein sữa trong các sản phẩm mà mẹ của trẻ tiêu thụ. Vì thế, dị ứng thức ăn có thể gây tiêu chảy tái phát.
● Nhạy cảm với thuốc
Nếu bạn cho trẻ bú sữa mẹ khi đang dùng thuốc kháng sinh hoặc khi trẻ cũng đang đồng thời sử dụng thuốc, điều này có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Nếu bạn nhận thấy đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy ở trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa của con bạn. Tuyệt đối không được ngừng thuốc kháng sinh trừ khi bác sĩ của bạn đồng ý, vì việc ngừng điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh và gây nhiễm khuẩn trở lại.
● Thay đổi chế độ ăn uống
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, tiêu chảy có thể xảy ra do thay đổi sữa công thức hoặc chuyển đổi thức ăn mới vào chế độ ăn của trẻ. Nước ép trái cây, đặc biệt có khả năng gây tiêu chảy hoặc làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nếu tình trạng tiêu chảy ở trẻ vượt quá mức về mặt tần số cũng như số lượng, hoặc nếu trẻ gặp phải bất kỳ các triệu chứng nào sau đây, hãy liên hệ ngay đến bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của con bạn:
● Máu hoặc chất nhầy trong phân
● Sốt
● Nôn mửa
● Cáu gắt
● Từ chối ăn uống
● Lượng nước tiểu giảm và sẫm màu
● Hoạt động thể chất giảm
● Xuất hiện các dấu hiệu mất nước (ít tã ướt hơn, khô mắt khi khóc, mắt trũng sâu hoặc phần mềm trên đỉnh đầu của trẻ có vẻ trũng xuống)
Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị tiêu chảy nhẹ tại một số thời điểm, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Khi điều này xảy ra với con bạn, dưới đây là cách bạn có thể giúp trẻ thoải mái hơn và giữ cho các triệu chứng không trở nên tồi tệ hơn:
● Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ và cung cấp các loại nước điện giải
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể bị mất nước nhanh hơn so với trẻ lớn hơn hoặc người lớn vì cơ thể của trẻ nhỏ hơn nên có ít chất lỏng để mất hơn. Vì thế, việc giúp trẻ luôn luôn được cung cấp các thức uống bù điện giải có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mất nước.
● Bảo vệ phần mông của trẻ
Axit có trong phân khi tiêu chảy và việc lau chùi trong quá trình thay tã bẩn thường xuyên có thể gây kích ứng cho phần mông non nớt của trẻ. Bạn có thể giúp ngăn ngừa hăm tã và đau rát bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và dùng khăn mềm và nước ấm thay vì khăn khô để lau. Sau mỗi lần thay tã, hãy vỗ nhẹ, lau sạch, để mông của trẻ khô ráo, và thoa một lớp thuốc mỡ dày hoặc các loại sáp dưỡng ẩm (làm từ dầu khoáng và sáp tự nhiên) để ngăn ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ.
Nếu tình trạng phát ban ở trẻ không cải thiện hay trở nên xấu đi sau một vài ngày, hãy liên hệ đến bác sĩ của bạn.
Nếu tình trạng tiêu chảy ở trẻ vẫn tiếp tục hoặc trở nên trầm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ của trẻ. Bác sĩ nhi khoa có thể tư vấn một loại sữa công thức phù hợp tình trạng tiêu hóa của trẻ với nồng độ nucleotide 72mg/l (là hàm lượng nucleotide trong sữa mẹ).
Táo bón ở trẻ thường xảy ra vào nhiều thời điểm khác nhau, đặc biệt là trong những năm đầu đời của trẻ. Hiểu rõ được điều này không hẳn sẽ giúp mọi chuyện dễ dàng hơn khi nó xảy ra. Tuy nhiên, có những điều cần thiết mà bạn nên biết vì chúng có thể tạo ra sự khác biệt tích cực.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, khó đi tiêu, đi phân cứng và khô, hoặc đi tiêu ít hơn bình thường, trong đó bao gồm:
● Lần đầu tiên ăn thức ăn đặc
Một số loại thực phẩm mà trẻ ăn lần đầu tiên có thể không cung cấp đủ chất xơ để trẻ đi tiêu thường xuyên. Ví dụ như: gạo hoặc ngũ cốc.
● Mất nước
Nếu trẻ không được cung cấp đủ nước, cơ thể nhỏ trẻ của trẻ sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ thứ gì trẻ ăn và uống. Điều này cũng có thể bao gồm chất lỏng từ chất thải của trẻ.
● Sữa công thức trẻ em có thành phần dầu cọ
Sữa mẹ có một lượng chất trẻo và protein cân bằng cho sức khỏe hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Các loại sữa công thức không bao gồm thành phần dầu cọ sẽ giúp phân mềm hơn so với sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh có dầu cọ olein.
● Bệnh tật hoặc các tình trạng y khoa khác
Một số trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc đi tiêu có thể mắc bệnh hoặc gặp các tình trạng bệnh lý từ trước và gây ra táo bón. Nếu trẻ của bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc đi tiêu, hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Thông thường, trẻ sẽ không bị táo bón nếu đi phân mềm, bất kể tần xuất đi tiêu hay thậm chí gắng sức để đi tiêu.
‘Giải mã màu sắc tã’ sẽ là một công cụ hữu ích để cung cấp thêm thông tin về phân của trẻ.
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm. Thậm chí hãy gọi sớm hơn nếu trẻ gặp bất kỳ triệu chứng nào miêu tả dưới đây:
● Dưới 1 tháng tuổi và bú sữa mẹ
● Dưới 12 tháng tuổi và gần đây có triệu chứng bú yếu và cơ yếu
● Vẻ bên ngoài và hành động thể hiện triệu chứng bị ốm
● Chảy máu hậu môn hoặc rò rỉ phân
● Bị táo bón thường xuyên
● Nôn mửa
● Bị sốt
● Mệt mỏi
● Không có cảm giác thèm ăn
● Bụng bị sưng lên
Một cách dễ dàng để giúp trẻ giảm táo bón là cho trẻ vận động chân bằng cách lăn chân nhẹ nhàng theo chuyển động như khi chạy xe đạp. Điều này sẽ giúp phá vỡ phân cứng có trong ruột trẻ. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục xảy ra, hãy thử xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ.
Các bác sĩ thường khuyến nghị các chế độ ăn sau đây để giảm táo bón. Nếu trẻ của bạn bị táo bón, vui lòng kiểm tra với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của trẻ trước khi thực hiện bất kỳ các thay đổi chế độ ăn uống nào
● Thực phẩm giàu chất xơ
Bạn có thể thử cho trẻ 6 tháng tuổi (hoặc lớn hơn) ăn các loại thức ăn giàu chất xơ đã qua chế biến như cà rốt, đậu hà lan.
● Ngũ cốc hoặc trái cây tươi
Trẻ trên 8 tháng tuổi có thể được cho ăn thức ăn có chứa nhiều chất xơ hơn. Ngũ cốc và vài miếng trái cây nhỏ có thể giúp tạo ra nhu động ruột.
Không nên sử dụng thuốc làm mềm phân không kê đơn trừ khi đã được khuyến khích sử dụng bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu về việc chuyển sang một loại sữa công thức có khả năng giúp phân trẻ mềm hơn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn công thức phù hợp với tiêu hóa của trẻ.
SIM-C-220-21
-------
Nguồn:
https://similac.com/baby-tools-resources/poop-color-chart
https://similac.com/baby-tools-resources/upset-stomach-problem
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ có nguy cơ đề kháng kém như trẻ sinh mổ, trẻ hay bệnh
Cho mẹ mang thai và cho con bú
Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott Việt Nam và truy cập vào một trang web Abbott của một quốc gia khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott Việt Nam. Vui lòng lưu ý chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang này. Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh.
Thông tin về sản phẩm được cung cấp chính & khoa học, không nhằm mục đích quảng cáo
Xác nhận bạn là nhân viên y tế hoặc đang có nhu cầu tìm hiểu về thông tin sản phẩm
Kết nối với chúng tôi