LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Banner
Banner
Banner

Mức đường huyết cao có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến nhiều cơ quan của cơ thể. Những tình trạng này gọi là các biến chứng của đái tháo đường. Các loại biến chứng này chia làm hai nhóm chính là các biến chứng mạn tính và các biến chứng cấp tính.

Những biến chứng mạn tính

Đây là những biến chứng phát triển dần dần theo thời gian, và có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng nếu không được kiểm tra và chữa trị kịp thời [1].

Mắt (bệnh võng mạc): gây ảnh hưởng lên thị lực. Có thể được phát hiện qua kiểm tra soi đáy mắt có giãn đồng tử hằng năm và chữa trị kịp thời giúp tránh bị mất thị lực.

Biến chứng bàn chân: có thể dẫn đến đoạn chi nếu không được điều trị. Các tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng lên cảm giác ở chân và mức đường huyết tăng cao gây tổn thương mạch máu, khiến các vết trợt và vết loét lâu lành. Về lâu dài có thể gây hoại tử đầu chi, và nặng nề nhất là thậm chí có thể cần phải đoạn chi, một biến chứng nặng nề không ai mong đợi.

Tim và não: nhồi máu cơ tim và đột quỵ não, do mức đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương các mạch máu cấp máu cho tim và não.

Thận (bệnh thận đái tháo đường): có thể gây các tổn thương lên thận qua thời gian dài và khiến thận không còn lọc các chất thừa ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Tình trạng này do đường huyết cao và huyết áp cao.

Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh): nhiều người mắc đái tháo đường có thể bị các tổn thương thần kinh gây ra do các biến chứng của tình trạng đường huyết cao. Các tổn thương này làm cho các sợi thần kinh gặp khó khăn trong việc truyền tín hiệu giữa não bộ và các cơ quan trong cơ thể.

Bệnh răng miệng (nướu và các vấn đề răng miệng khác): đường huyết tăng cao trong máu cũng có thể khiến có nhiều đường trong nước bọt. Tình trạng này làm cho các vi trùng trong khoang miệng lên men đường tạo ra acid, khiến cho men răng và nướu bị tổn thương. Những mạch máu trong nướu cũng có thể bị ảnh hưởng, làm cho nướu bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

Các vấn đề về đời sống tình dục ở nữ và nam: tổn thương ở cả các sợi thần kinh và mạch máu nuôi đến cơ quan sinh dục đều có khả năng gây ra các vấn đề như là dễ nhiễm trùng tiểu, khô vùng âm đạo ở nữ; hoặc rối loạn cương dương ở nam.

Các bệnh lý khác, như là ung thư: đái tháo đường cũng là yếu tố khiến bạn dễ mắc một số loại ung thư. Và khi bị ung thư, quá trình điều trị lại cũng có thể ảnh hưởng và gây khó khăn trong việc kiểm soát tốt đường huyết.

Những biến chứng cấp tính

Các biến chứng này có thể xảy ra bất kì khi nào và dẫn đến những biến chứng mãn tính lâu dài [1].

● Cơn hạ đường huyết.

● Cơn tăng đường huyết.

● Cơn hôn mê tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu: là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mãng ở những người mắc đái tháo đường tuýp 2.

● Nhiễm toan ceton: cũng là một biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu do thiếu insulin và đường huyết tăng quá cao gây tăng các thể ceton trong máu.

Những hiểu lầm phổ biến về biến chứng đái tháo đường

1. Người mắc đái tháo đường sẽ bị mù, hoại tử chân hoặc cụt chi?

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù và cũng dẫn đến nhiều trường hợp cần đoạn chi mỗi năm [2]. Tuy nhiên, những người mắc đái tháo đường kiểm soát huyết áp và đường huyết tốt, duy trì cân nặng tối ưu và ngưng hút thuốc lá sẽ giúp tăng khả năng tránh được các biến chứng này. Do đó, có thể nói các biến chứng mù, hoại tử chân và cụt chi này là hoàn toàn có thể tránh được.

 

2. Người mắc đái tháo đường không nên chơi thể thao?

Có nhiều vận động viên nổi tiếng cũng mắc đái tháo đường đã cho thấy nhận định này là không đúng. Người mắc đái tháo đường lại càng nên tham gia các hoạt động thể thao để duy trì lối sống năng động lành mãnh [3].

 

3. Người mắc đái tháo đường có nhiều khả năng bị mắc các bệnh khác hơn?

Những người mắc đái tháo đường không hề có nguy cơ bị cảm hay các bệnh khác cao hơn người bình thường [3]. Vấn đề cần quan tâm là ở người mắc đái tháo đường thì tình trạng này thường khiến cho đường huyết khó kiểm soát hơn, khi đó lại khiến các bệnh mới mắc này nặng hơn hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó lưu ý đến các biện pháp nâng cao sức đề kháng và kiểm soát tốt đường huyết nhằm ngăn ngừa mắc bệnh là đặc biệt quan trọng, và những người mắc đái tháo đường nên được tiêm phòng cúm.

Làm sao để ngăn ngừa hay trì hoãn các biến chứng này?

Tin tốt là các biến chứng này không phải là không thể tránh được. Kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng này.

 

● Kiểm soát tình trạng đái tháo đường

Giữ mức HbA1c của bạn trong giới hạn mục tiêu là điều tối quan trọng để giảm nguy cơ mắc các biến chứng. Nếu đường huyết của bạn tăng cao, hãy liên hệ với các chuyên viên y tế. Chế độ điều trị của bạn sẽ cần được điều chỉnh để đạt được mức HbA1c mục tiêu.

Ngừng hút thuốc lá

Thuốc lá khiến các mạch máu bị hẹp, gây khó khăn trong việc máu lưu thông trong cơ thể, ví dụ như tim hoặc bàn chân. Do đó ngưng thuốc lá là một bước quan trọng trong kế hoạch giảm nguy cơ biến chứng của bạn.

Ăn uống lành mạnh

Lựa chọn các thức ăn lành mạnh giúp bạn giảm cân, giảm HbA1c, kiểm soát huyết áp và giảm mỡ trong cơ thể. Bạn có thể cần tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn tốt nhất cho mình.

Ngày nay, một số sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người mắc đái tháo đường đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát tốt đường huyết và giúp giảm đến 1.1% chỉ số HbA1c chỉ sau 6 tháng khi dùng kết hợp với chế độ ăn điều chỉnh và tư vấn tạo động lực. Đồng thời, sản phẩm này có chứa hệ bột đường tiên tiến với chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa từ từ, bổ sung myo-inositol và được tăng cường thêm vitamin và các khoáng chất mang lại dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người mắc đái tháo đường.

Duy trì lối sống năng động

Tập thể dục cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc các biến chứng. Lựa chọn loại hoạt động thể chất phù hợp với khả năng gắng sức và cả sở thích sẽ giúp bạn duy trì tập luyện thường xuyên hơn.

Tái khám thường xuyên.

Mỗi người mắc đái tháo đường sẽ cần được tái khám định kỳ để chuyên gia y tế có thể thăm khám, theo dõi và lên các kế hoạch điều trị phù hợp nhất với họ.

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý

Nguồn tham khảo:

1. Diabetes UK. Complications of Diabetes. Site: https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications
2. NIH. Medline Plus. Diabetes Complications. Site: https://medlineplus.gov/diabetescomplications.html
3. Diabetes Myths. Site: https://www.diabetes.co.uk/diabetes-myths.html

GLU-C-302-22

 Gợi ý sản phẩm​

Bài viết liên quan