Hoạt động thể chất ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển chiều cao của trẻ?
Theo các chuyên gia,dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất quyết định chiều cao của trẻ (khoảng 32%) trongnhững năm đầu đời. Ngoài ra, chỉ số này còn chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi yếu tố di truyền (23%), hoạt động rèn luyện thể thao (22%) và các yếu tố khác thuộc về môi trường sống như chất lượng giấc ngủ, điều kiện không khí và cảm xúc của trẻ.
Vậy nên bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất cũng cần được chú trọng bởi nó thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển lành mạnh ở trẻ. Các hoạt động thể chất này cũng giúp cải thiện rõ rệt tình trạng thể lực, bao gồm việc gia tăng sức mạnh cơ và sức khỏe của xương, tính linh hoạt của các khớp, và sự tăng trưởng, phát triển của xương, giúp bé cao lớn (1).
Cụ thể, trẻ cần những hoạt động thể chất nào?
Không cần đến các hoạt động “cao siêu”, quá trình vui chơi hay vận động thông thường như chạy nhảy, leo trèo, đuổi bắt, …cùng bạn bè cũng giúp trẻ ngày càng thành thạo các kỹ năng vận động và hỗ trợ quá trình phát triển cơ bắp. Lâu dần, sức mạnh và sức bền của trẻ cũng theo đó được cải thiện.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ thực hiện các bài tập kéo căng cơ như cúi gập người, nhảy dây hay đạp xe, … thường xuyên. Việc tập luyện phối hợp nhiều tư thế sẽ giúp trẻ linh hoạt, nhanh nhẹn và có khả năng giữ thăng bằng tốt hơn.
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch vận động hợp lý
Các loại hoạt động thích hợp cho trẻ (2)
Mỗi loại hoạt động đều có những ưu điểm không thể thay thế riêng. Để phát triển chiều cao cho trẻ tối ưu, mẹ hãy phối hợp hài hòa giữa các mức cường độ vận động khác nhau nhé:
Hoạt động cường độ trung bình: nhịp tim của trẻ tăng lên một chút và trẻ hơi khó thở, nhưng vẫn có thể duy trì cuộc trò chuyện với bạn bè (ví dụ: đi bộ nhanh, đạp xe, trượt băng, trượt ván, chơi đùa trong công viên,…).
Hoạt động cường độ cao: nhịp tim của trẻ tăng nhiều, trẻ vã mồ hôi và khó thở không nói chuyện được (ví dụ như chạy, bơi, đá bóng,…).
Hoạt động Aerobic: sử dụng nhiều nhóm cơ ở cường độ thấp đến trung bình trong một thời gian dài. Hoạt động này giúp cải thiện hệ hô hấp tuần hoàn (ví dụ như bơi, chạy, đạp xe,…).
Hoạt động tăng cường: các môn thể thao giúp phát triển và tăng cường hệ cơ xương như sử dụng tạ nhẹ hoặc trọng lượng cơ thể khi có thể (ví dụ: chạy, nhảy dây, leo núi, tập thể dục dụng cụ, chơi quần vợt,…).
Tần suất và chế độ vận động
Để giúp bé phát triển một cách toàn diện và có nền tảng vững chắc về tất cả các kỹ năng như ném, nhảy, bơi, chạy, chụp bắt và giữ thăng bằng, bố mẹ cần xây dựng một kế hoạch vận động khoa học và hợp lý, đan xen giữa nhiều hình thức vận động khác nhau.
Đặc biệt, trẻ em từ 5 đến 10 tuổi nên có (3):
Bí quyết thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ
Để bé phát triển chiều cao tối ưu, bố mẹ nên thường xuyên cho bé tham gia đa dạng các hoạt động thể chất, từ những lớp học kỹ năng đến các hoạt động thông thường mỗi ngày như: Bơi lội, bóng rổ, ballet hay nhảy múa, … là những lớp học vận động phù hợp mà bố mẹ có thể tham khảo. Nhờ tạo ra lực cơ tác động lên xương, các hoạt động này giúp thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của xương (quá trình khoáng hóa và mô hình hóa xương), từ đó tăng cường mật độ xương, kích thích xương tăng trưởng tốt để bé phát triển chiều cao hiệu quả.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể tạo ra thói quen vận động cho bé thông qua những hoạt động thường ngày như tập thể dục đơn giản tại nhà, đi bộ vòng quanh công viên vào mỗi sáng hay tham gia các chuyến đi dã ngoại kết hợp nhiều trò chơi vận động, … Đơn giản nhất, bố mẹ có thể nhờ bé giúp đỡ những công việc nhà đơn giản như quét nhà và lau dọn bàn ghế.
Tất cả những hoạt động này vừa giúp bé có được những hoạt động thể chất cần thiết cho sự phát triển, vừa hạn chế tình trạng “dán mắt” vào màn hình điện thoại hay TV phổ biến ở trẻ em ngày nay.
Tuy nhiên, ngoài việc vận động điều độ và theo đúng kế hoạch, bố mẹ còn nên thiết lập cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý gồm ba bữa ăn chính và hai bữa phụ (trước bữa ăn chính 2 tiếng) nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hỗ trợ tăng chiều cao cho bé một cách tối ưu và hiệu quả.
Đối với bữa ăn phụ, mẹ có thể chọn cho bé những món ăn như sữa chua, trái cây,… hoặc bổ sung thêm các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng như PediaSure. Điều này vừa khiến thức ăn của bé đa dạng hơn, vừa bảo đảm cung cấp năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho sự tăng trưởng của bé như Canxi, Vitamin K, Vitamin D và Arginine, ...
Có thể nói, bên cạnh yếu tố di truyền, dinh dưỡng và vận động là hai yếu tố không thể thiếu giúp phát triển chiều cao cho trẻ tối ưu. Hãy cùng PediaSure vượt qua lầm tưởng “Cha mẹ thấp bé – con không thể cao” bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và tạo nên lịch trình vận động hợp lý cho con, bố mẹ nhé!
PediaSure - Nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với 37 dưỡng chất thiết yếu được chứng minh lâm sàng hỗ trợ trẻ tăng trưởng chiều cao rõ rệt chỉ sau 9 tuần (*).
---
(*) Nghiên cứu Pedro A. Alarcon: Hiệu quả của dinh dưỡng bổ sung cho trẻ biếng ăn bắt kịp đà tăng trưởng.
Nguồn tham khảo:
http://vienyhocungdung.vn/hoat-dong-the-chat-giup-tre-tang-truong-va-phat-trien-chieu-cao-moi-ngay-20171016142834009.htm
Tăng chiều cao tối da cho trẻ thông qua những bài tập cực dễ (kynaforkids.vn)
Cách khuyến khích con bạn tập thể dục | Sun Life Việt Nam
(-) https://www.benhvien108.vn/cach-thuc-phat-trien-chieu-cao-o-tre-em.htm
(-) https://suckhoedoisong.vn/bi-quyet-de-con-cao-lon-nhu-y-n178092.html
Kết nối với chúng tôi