Dinh dưỡng của bé có trong những loại thực phẩm bé sử dụng hằng ngày (chiếm 32%)
Di truyền và các nguyên nhân nội tiết (chiếm 23%): chiều cao thừa hưởng từ bố mẹ, những hội chứng di truyền như Turner hay thiếu hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp, ...
Rèn luyện thể thao (chiếm 22%)
Một số yếu tố khác thuộc môi trường sống như giấc ngủ, không khí, cảm xúc
Để PediaSure hướng dẫn nhà mình theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé nhé!
Tại sao phải sử dụng biểu đồ tăng trưởng bố mẹ ơi?
Là vì biểu đồ tăng trưởng là cách dễ dàng nhất để định kỳ đo lường mức độ tăng trưởng của bé. Bố mẹ có thể theo dõi được sát sao sự tăng trưởng của bé, biết được quá trình phát triển từ lẫy, bò đến khi bé bắt đầu tập đi, tập nói và ghi nhận được những thông tin liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ, đời sống của bé như thời điểm nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm, khi nào cần khám dinh dưỡng cho bé,… Từ đó, biểu đồ cũng có thể giúp bố mẹ biết được cách nuôi dưỡng và chăm sóc các bé một cách hợp lý và khoa học hơn.
Thông thường bé cần được theo dõi mức độ tăng trưởng và phát triển kể từ khi mới sinh ra cho đến khi lên 5.
Cấu trúc của một biểu đồ dinh dưỡng
Một biểu đồ dinh dưỡng gồm:
Hai mặt của biểu đồ: Một mặt thể hiện cân nặng tiêu chuẩn, mặt còn lại thể hiện chiều cao tiêu chuẩn của bé theo từng độ tuổi.
Hai trục đo trong biểu đồ:
Trục hoành (nằm ngang) thể hiện tháng tuổi của bé từ 0 – 60 tháng.
Trục tung (thẳng đứng) nằm bên trái và phải của biểu đồ. Đối với mặt cân nặng tiêu chuẩn, trục từ 0 – 30 kg nằm bên trái và từ 8 – 30 kg nằm bên phải. Tương tự, mặt chiều cao tiêu chuẩn của bé, trục từ 45 – 125 cm nằm bên trái và từ 60 – 125 cm nằm bên phải.
Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng
Bước 1: Chọn biểu đồ theo giới tính của bé, thường màu xanh cho nam và hồng nhạt cho nữ. Sau đó điền đầy đủ thông tin như yêu cầu vào cả hai mặt biểu đồ.
Bước 2: Lập lịch tháng tuổi bằng cách điền tháng sinh của bé vào ô đầu tiên và những tháng tiếp theo sau khi sinh vào những ô tiếp theo.
Bước 3: Vẽ biểu đồ tăng trưởng
Đo chiều cao và cân nặng hiện tại của bé
Chuẩn bị một cây thước ê-ke, đặt một cạnh trùng với vạch đừng và cắt trục tháng tuổi tương ứng với tháng cân đo của trẻ, cạnh còn lại tương ứng với cân nặng và chiều cao của trẻ. Chấm một điểm tại đỉnh góc vuông của ê-ke (mẹ lưu ý rằng dù cân đo trẻ vào bất cứ ngày nào trong tháng thì điểm chấm này vẫn sẽ nằm ở cuối tháng tuổi đó).
Những vị trí điểm chấm này chính là “bằng chứng” cho sự tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng của bé theo độ tuổi.
Nối tất cả các điểm chấm lại, tạo thành một đường biểu diễn tăng trưởng hoàn chỉnh của bé.
Mẹ có thể tham khảo 2 biểu đồ tăng trưởng cho bé trai và bé gái bên dưới nhé:
Kết nối với chúng tôi