Mối quan hệ mật thiết giữa hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ BẰNG CÁCH “CHĂM SÓC” HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ BẰNG CÁCH “CHĂM SÓC” HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT
TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ BẰNG CÁCH “CHĂM SÓC” HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT
TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ BẰNG CÁCH “CHĂM SÓC” HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT

Tăng miễn dịch cho trẻ sẽ giúp phòng tránh bệnh tật là điều mẹ quan tâm nhất. Tuy nhiên, một trong những cách quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ khỏe mạnh chính là chăm sóc hệ vi sinh đường ruột. Vậy mẹ đã biết rõ tầm quan trọng của hệ vi sinh đường ruột cũng như mối quan hệ mật thiết giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ miễn dịch là gì? Hãy cùng Pediasure tìm hiểu ngay nhé. 

HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT LÀ GÌ?(1) 

Hệ vi sinh đường ruột là quần thể vi khuẩn sống bên trong đường ruột của con người. Trong đó có chứa hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật, bao gồm 1000 loài vi khuẩn khác nhau với hơn 3 triệu gen (gấp 150 lần so với con người).

Và những con vi khuẩn có trong đường ruột không hoàn toàn“xấu tính” như bố mẹ nghĩ đâu nha! Vì khi ở trạng thái khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột bao gồm 85% vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) và 15% vi sinh vật có hại (hại khuẩn).

MẸ CÓ BIẾT VAI TRÒ CỦA NHỮNG LỢI KHUẨN NÀY ĐỐI VỚI SỨC ĐỀ KHÁNG NÓI RIÊNG VÀ SỨC KHỎE NÓI CHUNG CỦA BÉ YÊU RA SAO CHƯA?

Mẹ có biết mỗi ngày hệ tiêu hóa non nớt của trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với vô số tác nhân gây bệnh qua thực phẩm ăn vào hàng ngày và để loại trừ các tác nhân gây hại này xâm nhập vào máu, gây bệnh cho cơ thể, hệ tiêu hóa của bé phải khỏe mạnh.

Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm khoảng 70% tổng tế bào miễn dịch của cơ thể và hệ vi sinh đường ruột có chức năng hoạt hóa các tế bào miễn dịch này, tạo ra hàng rào bảo vệ ở ruột trước các tác nhân gây bệnh. Cụ thể hơn, khi bé được chăm sóc hợp lý với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối thì những lợi khuẩn này sẽ sống tốt và có thể tăng trưởng gây “áp đảo” về số lượng lẫn chất lượng so với 15% vi khuẩn có hại kia vì nó sản sinh ra các axit ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại. Có nghĩa là lúc này hệ tiêu hóa của bé cũng trở nên khỏe mạnh hơn và cũng tác động tích cực đến hệ miễn dịch của bé.

Trong hàng ngàn lợi khuẩn thì phải kể đến: Lactobacilli và Bifidobacteria là hai “chiến binh” có khả năng tạo ra hàng rào bảo vệ ruột thông qua ức chế và cạnh tranh với các hại khuẩn trong cơ thể. Hai loại lợi khuẩn này còn thúc đẩy đáp ứng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các kháng nguyên, các yếu tố gây bệnh tiềm tàng, độc lực và độc tố của vi khuẩn(2)

Biết được mối quan hệ giữa miễn dịch và tiêu hóa để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ ​

Ngoài ra, các lợi khuẩn đường ruột còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như(3)

  • Điều hòa các phản ứng miễn dịch, làm giảm bớt các triệu chứng quá mẫn trong các bệnh dị ứng.

  • Hỗ trợ điều trị trong bệnh tiêu chảy gây ra do dùng kháng sinh.

  • Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose trong sữa bò. 

  • Ngăn ngừa táo bón

  • Tổng hợp vitamin K.

  • Ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.

 

BỔ SUNG PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ

  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột (hay còn gọi là Probiotics) bằng cách cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, kim chi, miso,....

  • Cung cấp thức ăn cho lợi khuẩn (hay còn gọi là Prebiotics) bằng cách cung cấp đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày như lúa mạch, yến mạch, táo chuối, hành tây, củ sắn nước,...

Ngoài ra, PediaSure cũng là thực phẩm có chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết bao gồm cả Probiotics và Prebiotics. Mẹ có thể cho bé uống 2 ly PediaSure mỗi ngày bởi Pediasure được chứng minh là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với 37 dưỡng chất giúp bé tăng cân nặng, chiều cao và sức đề kháng rõ rệt chỉ sau 9 tuần(*) 

Hiểu được mối quan hệ “khăng khít” giữa hệ tiêu hoá và miễn dịch, cụ thể là các lợi khuẩn đối với hệ miễn dịch của trẻ có thể giúp mẹ có thêm được nhiều thông tin bổ ích hơn để xây dựng một lộ trình phát triển cùng bé thật hợp lý và khoa học.

-------------

(*) Nghiên cứu trên trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. D.T. T Huỳnh et al (2015). Hiệu quả tăng trưởng và sức khỏe lâu dài của việc can thiệp dinh dưỡng dài hạn trên trẻ có nguy cơ về dinh dưỡng.

   (1) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/vai-tro-cua-he-vi-khuan-duong-ruot/

   (2) https://suckhoedoisong.vn/men-vi-sinh-tot-hon-khi-co-ca-probiotics-va-prebiotics-n115667.htm

   (3) https://bvndtp.org.vn/loi-ich-cua-prebiotic-probiotic-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi

Bài viết liên quan

Sản phẩm khuyên dùng

PED-C-149-21