BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ

BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ

BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ
BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ
BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ

Với sức khỏe mỏng manh, trẻ em luôn cần nhiều sự quan tâm, chăm sóc từ bố mẹ. Để tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách hiệu quả, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và thời gian biểu hợp lý là điều không thể thiếu. Cùng PediaSure tham khảo ngay những lời khuyên bổ ích bố mẹ nhé!

HỆ MIỄN DỊCH LÀ GÌ?(1)

Trước hết, mẹ cần hiểu được hệ miễn dịch là gì để có thể hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho trẻ nha. Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp, được tạo thành từ mạng lưới gồm các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Bên cạnh khả năng chống lại virus, nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng, hệ miễn dịch còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương và loại bỏ các tế bào chết.

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh tốt hơn. Nếu không biết cách “chăm sóc”cho hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm thì vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công vào bên trong, từ đó dẫn đến một số căn bệnh ở trẻ.

GỢI Ý BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ TỐI ƯU(2)

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều kiện vệ sinh tốt và kèm theo lượng kiến thức mà bố mẹ nắm trong tay sẽ là những yếu tố hàng đầu giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả. Nhà mình nên: 

  • Tập cho bé thói quen ăn thêm rau và hoa quả

Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ cung cấp một lượng Vitamin C và Caroten đầy đủ, giúp hỗ trợ khả năng miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn. Mẹ có thể cân nhắc bổ sung cho bé một số loại thực phẩm như: ớt chuông vàng, sơ ri, quả hồng, ổi, kiwi, cam, quýt, cà chua, cà rốt… trong bữa ăn mỗi ngày. 

  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng Prebiotics và Probiotics  

Probiotics là vi khuẩn tốt trong đường ruột, giúp giữ cho những vi khuẩn xấu không có cơ hội làm tổn hại đến cơ thể và gây bệnh cho bé. Prebiotics (chất xơ) là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn Probiotics này phát triển.  

Vì vậy, việc cung cấp cho cơ thể những thực phẩm có chứa Prebiotics và có lợi cho nhóm lợi khuẩn này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, nhờ đó cũng tăng cường đề kháng cho trẻ và tạo nền tảng vững chắc để bé tăng trưởng chiều cao, cân nặng tốt hơn. 

Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn Probiotics này bằng sữa chua,... và cho bé dùng thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ Prebiotics như hạnh nhân, rau diếp xoăn, hành tây, bắp cải, đậu lăng, đậu tây, đậu nành, chuối, dưa hấu, bưởi,… Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung cho bé 2 ly PediaSure mỗi ngày, sản phẩm có chứa các Prebiotic và Probiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

Dinh dưỡng cân bằng tăng cường đề kháng cho trẻ
  • Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với trẻ. Việc đảm bảo giấc ngủ ngon sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ. Nếu trẻ ngủ không đủ giấc hoặc không ngon giấc, cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể sẽ bị suy yếu. Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, mẹ nên:

  • Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc: một giấc ngủ hợp lý dành cho trẻ từ 1-3 tuổi là 12-14 tiếng mỗi ngày, trẻ từ 3-6 tuổi cần ngủ đủ 10-12 tiếng mỗi ngày(3).

  • Duy trì thời gian biểu đi ngủ - thức dậy đều đặn cho trẻ mỗi ngày, ngay cả những ngày cuối tuần.

  • Duy trì các thói quen tốt trước khi đi ngủ như tắm nước nóng, đọc sách, hát ru,...

  • Không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính trước khi đi ngủ ít nhất nửa tiếng.

  • Tạo không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh.

 

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

Vì ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng của bé, từ đó ảnh hưởng tới sự hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ cần hạn chế một số loại thực phẩm sau:

  • Khoai tây chiên

  • Bánh kẹo

  • Nước ngọt có gas

  • Thực phẩm đóng hộp

  • Nước trái cây hoặc thức uống đóng chai pha sẵn

     

  • Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo khuyến cáo của bác sĩ

Thuốc kháng sinh có tác dụng giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra và không có tác dụng với các bệnh do nhiễm virus(4). Nếu cho bé dùng quá liều, không đủ liều hoặc sai chỉ định có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Thông thường, các bệnh: cảm lạnh, cúm, viêm họng là do virus gây ra (chiếm đến 85 – 95%), nên việc cho bé uống kháng sinh là hoàn toàn không có tác dụng.

Do đó, để đảm bảo bé được sử dụng kháng sinh đúng liều lượng - đúng cách - đúng bệnh, mẹ cần phải nhận lời khuyên từ bác sĩ.

         Những lưu ý khi mẹ sử dụng kháng sinh cho trẻ:

  • Không để dành kháng sinh sử dụng cho lần sau

  • Chỉ được dùng kháng sinh khi có đơn thuốc từ bác sĩ

  • Dùng đúng loại kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ, không bỏ liều

  • Thực hiện đủ liệu trình kê đơn dù mẹ nhận thấy trẻ đã khoẻ hơn

  • Không dùng bừa kháng sinh được kê cho người khác

     

  • Vận động thể chất đều đặn hằng ngày

  • Vận động thường xuyên hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất một chất chống viêm tự nhiên, và có thể giúp trẻ:

  • Loại bỏ vi khuẩn có trong đường hô hấp

  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn xấu

  • Giúp các tế bào bạch cầu lưu thông nhanh hơn, từ đó phát hiện và chống lại bệnh tật hiệu quả

  • Hạn chế phóng thích các hormone căng thẳng bên trong cơ thể

Mẹ nên xây dựng thói quen vận động hàng ngày cho trẻ trung bình khoảng 30 phút một lần, 5 lần/tuần hoặc có thể nhiều hơn tuỳ theo thể trạng của mỗi trẻ, một số môn thể thao đơn giản mẹ có thể áp dụng như:

  • Đi bộ đường dài

  • Đạp xe

  • Chơi cầu lông

  • Bơi lội 

  • Chơi bóng: bóng đá, bóng rổ,…

     

  • Tiêm phòng vắc-xin định kỳ

Tiêm phòng vắc-xin định kỳ cũng là một trong những cách hiệu quả giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ, việc chích ngừa tạo cho trẻ một hệ miễn dịch chủ động chống lại một hoặc một số tác nhân gây bệnh cụ thể.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng PediaSure, là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với 37 dưỡng chất giúp bé tăng cân nặng, chiều cao và sức đề kháng rõ rệt chỉ sau 9 tuần(*).

Bài viết liên quan

Sản phẩm khuyên dùng

PED-C-151-21