Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
Nhu cầu năng lượng cho trẻ(4):
Từ 1 – 3 tuổi là 1300kcal/ngày
Từ 4 – 6 tuổi là là 1600kcal/ngày
Và bố mẹ cũng có thể tính toán năng lượng cho bé theo công thức tính năng lượng của Harris Benedict (Holiday – Segar)(5):
Năng lượng bé trai = 664.730 + [5.0033 × chiều cao (cm)] + [13.7516 × cân nặng (kg)] − [6.7550 × độ tuổi (năm)]
Năng lượng bé gái = 655.095 + [1.8496 × chiều cao (cm)] + [9.5634 × cân nặng (kg)] − [4.6756 × độ tuổi (năm)]
Nhu cầu chất bột đường(6): sẽ được tính theo nhu cầu sử dụng của não bộ, tương đối ổn định sau 1 tuổi và tương tự như người trưởng thành. Do đó, cần tăng nhu cầu chất bột đường nhóm phức tạp như trong cơm, mì, khoai, ngũ cốc hơn là nhóm đường đơn giản như trong bánh kẹo,... tỷ lệ chất bột đường trong khẩu phần nên vào khoảng 50-55%.
Nhu cầu chất xơ(6): được khuyến nghị tính theo công thức:
5 + số tuổi của bé (tính theo năm) = số gam xơ cần thiết trong một ngày của bé.
Một số thực phẩm giàu chất xơ phổ biến như bột yến mạch, táo, chuối, cà rốt, khoai lang,…
Ngoài ra, PediaSure cũng là một sản phẩm dinh dưỡng chứa số lượng lợi khuẩn (Probiotics) và hàm lượng chất xơ cao (Prebiotics), mẹ nên cho trẻ 2 ly PediaSure mỗi ngày, bổ sung Prebiotic và Probiotic cho bé.
Nhu cầu chất béo6: Với nhóm trẻ 2-3 tuổi, tỷ lệ béo trong khẩu phần trung bình 35% năng lượng hằng ngày, trẻ từ 4 tuổi trở lên tỷ lệ này khoảng 25-35%. Mẹ có thể sử dụng các loại dầu chế biến từ thực vật trong quá trình chế biến thức ăn như dầu mè, dầu gạo,… hoặc những sản phẩm đặc biệt có chứa chất béo tốt cho cơ thể của trẻ như cá hồi, cá trích, cá thu,…
Nhu cầu đạm:
Từ 1 – 3 tuổi: Nhu cầu tiếp nhận chất đạm ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi là khoảng 28g/ngày (khoảng 2,5-3 g protein/kg cân nặng), protein động vật nên đạt 50% tổng số protein(6).
Từ 4 – 6 tuổi: Lượng protein khoảng 36g/ngày (khoảng 2-2,5 protein/kg cân nặng), protein động vật nên đạt 50% tổng số protein(6).
Mẹ lưu ý(7):
Không cung cấp quá thừa đạm kèm với thiếu hụt các nhóm thực phẩm từ chất bột đường và nhóm thực phẩm từ rau, quả vì có thể làm tăng nguy cơ biếng ăn ở nhóm tuổi này và lệch lạc về thói quen ăn uống.
Đạm trong khẩu phần cao hơn nhu cầu cũng có thể làm tăng các chất chuyển hóa có ni-tơ trong máu, tăng tải cho gan thận đồng thời có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng xương và tầm vóc do làm tăng thải canxi qua đường thận – niệu.
Mẹ có thể kết hợp cho trẻ sử dụng giữa đạm động vật (trứng, sữa, thịt, cá, tôm,…) và đạm thực vật (đậu đỏ, lạc, vừng,…) để lấy được sự cân đối tốt nhất, giúp quá trình hấp thu và sử dụng đạm trở nên tốt hơn.
Nhu cầu năng lượng và khoáng chất(8): cũng tăng lên ở giai đoạn này. Một chế độ dinh dưỡng cân đối sẽ giúp bé đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất trong đó việc duy trì lượng sữa tối thiểu 500ml/ngày được xem là nguồn vitamin và khoáng chất tốt nhất cho bé ngoại trừ sắt.
Ngoài ra, thiếu máu, thiếu sắt cũng là một vấn đề sức khỏe lớn ở VN và thế giới. Để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở giai đoạn này, bé cần phải đưa vào cơ thể từ 7-10 mg sắt mỗi ngày từ thực phẩm. Để đạt mục tiêu này, các bữa chính và bữa phụ của trẻ phải là những thực phẩm giàu sắt và lượng sữa cũng phải hợp lý để không thể thế toàn bộ lượng thực phẩm giàu sắt trong thịt, cá, gia cầm, trứng, ngũ cốc và thực phẩm tăng cường sắt.
Nuôi con là cả một chặng đường dài và cách thức nuôi con cũng được ví như một môn “nghệ thuật” kì công, do đó mẹ hãy luôn nắm bắt được những thông tin cần thiết về từng cột mốc phát triển của trẻ để có thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp bé tăng trưởng hiệu quả và luôn khoẻ mạnh trong tương lai nhé!
Mẹ có thể bổ sung PediaSure, là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với 37 dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng, nay được bổ sung Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp phát triển xương dài hơn và chắc khỏe hơn. PediaSure được chứng minh giúp bé tăng cân khỏe mạnh, tăng chiều cao rõ rệt và tăng cường sức đề kháng chỉ sau 9 tuần*.
-----
(*) So với nhóm chứng: Nghiên cứu Mauro Fishberg. Hiệu quả của dinh dưỡng bổ sung đối với trẻ thấp còi. Nghiên cứu Pedro A. Alarcon: Hiệu quả của dinh dưỡng bổ sung cho trẻ biếng ăn bắt kịp đà tăng trưởng. Nghiên cứu D.T.T. Huỳnh và công sự: Hiệu quả về tăng trưởng và sức khoẻ lâu dài của việc can thiệp dinh dưỡng dài hạn trên trẻ có nguy cơ về dinh dưỡng.
Nguồn bài viết:
https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/tre-tu-0-5-tuoi-phat-trien-the-chat-i-oi-voi-phat-trien-tam-ly
Sách “Dinh dưỡng cộng đồng – thuộc Bộ môn dinh dưỡng – ATTP, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch” (Trang 88)
Sách “Dinh dưỡng cộng đồng – thuộc Bộ môn dinh dưỡng – ATTP, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch” (Trang 90,91)
http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/dinh-duong-cho-tre-em-duoi-5-tuoi.html
https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1177/1941406411414416
http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/dinh-duong-cho-tre-em-duoi-5-tuoi.html
Sách “Dinh dưỡng cộng đồng – thuộc Bộ môn dinh dưỡng – ATTP, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch” (Trang 92)
Sách “Dinh dưỡng cộng đồng – thuộc Bộ môn dinh dưỡng – ATTP, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch” (Trang 93)
Kết nối với chúng tôi