Đâu là cách ổn định đường huyết hiệu quả?

Đâu là cách ổn định đường huyết hiệu quả?

Banner
Banner
Banner

Đường huyết (hay glucose máu) đến từ những thực phẩm mà bạn ăn vào và cũng là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Nếu đường huyết quá thấp hay quá cao đều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe [1]. Do đó, với người mắc đái tháo đường, việc ổn định đường huyết nằm trong phạm vi mục tiêu sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của các biến chứng như biến chứng về tim mạch, biến chứng về mắt, biến chứng về thận [2].

Mức đường huyết ở người khỏe mạnh và người mắc đái tháo đường tuýp 2

Phần lớn người bình thường khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường là: [3]

● Khoảng giữa 4,0 - 5,4 mmol/L (hoặc 72 - 99 mg/dL) khi đói

● Không quá 7,8 mmol/L (140 mg/dL) sau khi ăn 2 giờ

Nếu chỉ số đường huyết tăng đến mức dưới đây thì được chẩn đoán là đái tháo đường tuýp 2: [3]

● Từ 7,0 mmol/L (126 mg/dL) trở lên khi đói

● Từ 11,1 mmol/L (200 mg/dL) trở lên sau khi ăn 2 giờ

Ở những người mắc đái tháo đường, việc giữ chỉ số đường huyết nằm trong mức mục tiêu là rất quan trọng [1]. Bởi lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng và thậm chí là đe dọa đến tính mạng [4]. Do đó, mục tiêu chính để kiểm soát đái tháo đường tuýp 2 là giữ mức đường huyết ổn định trong phạm vi cho phép và kiểm soát các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến đái tháo đường, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng [5].

3 cách ổn định đường huyết cho người mắc đái tháo đường

1. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý

Can thiệp thay đổi lối sống là ưu tiên hàng đầu cho người mắc đái tháo đường [8], trong đó thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện nhiều vấn đề cho người mắc đái tháo đường tuýp 2 như kiểm soát cân nặng, huyết áp và khả năng sản xuất cũng như đáp ứng với insulin của cơ thể [5].

Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chế độ ăn cho người mắc đái tháo đường là [8]:

● Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng

● Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn

● Đủ năng lượng duy trì hoạt động thể lực bình thường

● Duy trì cân nặng hợp lý

● Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu

● Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu, khối lượng bữa ăn

● Đơn giản, không cầu kỳ, phù hợp với tập quán sống.

Người mắc đái tháo đường cần tìm hiểu về cách tính lượng carbohydrate phù hợp cho cơ thể, chia khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm thực phẩm, kết hợp cân bằng giữa tinh bột, rau củ, trái cây, protein và chất béo [7].

 

Để đảm bảo dinh dưỡng cân đối và đầy đủ, bạn có thể chủ động chọn những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mắc đái tháo đường để ổn định đường huyết tốt hơn. Khi lựa chọn, bạn nên chú ý đến các thông tin như nhà sản xuất, thành phần, chứng minh lâm sàng về hiệu quả của sản phẩm.

Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mắc đái tháo đường có thể cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với dưỡng chất cần thiết, bao gồm các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, có sản phẩm còn sở hữu công thức chứa hệ bột đường tiên tiến với chỉ số đường huyết thấp và tiêu hóa từ từ, bổ sung myo-inositol giúp hỗ trợ ổn định đường huyết.

2. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục là một trong những việc tốt nhất bạn có thể làm để nâng cao sức khỏe tổng thể, tâm trạng cũng như khả năng trao đổi chất. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất là 5 lần/tuần [9].

Tuy nhiên, nếu bạn có ceton trong nước tiểu (cần kiểm tra khi đường huyết vượt trên 240 mg/dL), hãy ngừng tập thể dục. Lúc này, bạn cần trao đổi với chuyên gia y tế để tìm ra cách giảm đường huyết an toàn [10].

3. Dùng thuốc theo hướng dẫn

Insulin và các thuốc kiểm soát đái tháo đường khác có thể được dùng để giảm bớt lượng đường trong máu khi việc thay đổi chế độ ăn uống tập thể dục không đủ để kiểm soát tình trạng này. Tuy vậy, hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào thời gian và liều lượng sử dụng [7]. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cần theo dõi lượng đường trong máu để biết cách ổn định đường huyết hiệu quả. Bạn có thể kiểm tra đường huyết tại nhà bằng bộ theo dõi đường huyết liên tục - FreeStyle Libre để dễ dàng nắm rõ tình trạng đường huyết mọi lúc mọi nơi hoặc theo dõi định kỳ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế [2], [4]. Đặc biệt, với bộ theo dõi đường huyết liên tục, bạn sẽ biết được tình trạng đường huyết hiện tại và dự đoán được xu hướng đường huyết của mình.

Ổn định đường huyết là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người mắc đái tháo đường. Để ổn định đường huyết hiệu quả, việc xây dựng chế độ ăn khoa học, tập thể dục phù hợp và dùng thuốc theo chỉ định chính là ba yếu tố chính mà người mắc đái tháo đường cần tuân thủ [1], [7].

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn tham khảo:

1. Blood Sugar. https://medlineplus.gov/bloodsugar.html. Ngày truy cập 12/9/2022.
2. Manage Blood Sugar. https://www.cdc.gov/diabetes/managing/manage-blood-sugar.html. Ngày truy cập 12/9/2022.
3. Blood Sugar Level Ranges. https://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html. Ngày truy cập 13/9/2022.
4. 14 Easy Ways to Lower Blood Sugar Levels Naturally. https://www.healthline.com/nutrition/15-ways-to-lower-blood-sugar. Ngày truy cập 13/9/2022.
5. Patient education: Type 2 diabetes: Treatment (Beyond the Basics). https://www.uptodate.com/contents/type-2-diabetes-treatment-beyond-the-basics/print. Ngày truy cập 13/9/2022.
6. Managing Diabetes. https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/managing-diabetes. Ngày truy cập 13/9/2022.
7. Diabetes management: How lifestyle, daily routine affect blood sugar. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20047963. Ngày truy cập 13/9/2022.
8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/HD%20Chan%20doan%20va%20dieu%20tri%20DTD%20tip%202.pdf (2.2mb). Ngày truy cập 13/9/2022.
9. How To Lower Your Blood Sugar Naturally. https://health.clevelandclinic.org/how-to-lower-blood-sugar/. Ngày truy cập 13/9/2022.
10. Hyperglycemia (High Blood Glucose). https://www.diabetes.org/healthy-living/medication-treatments/blood-glucose-testing-and-control/hyperglycemia. Ngày truy cập 13/9/2022.

GLU-C-253-22

 Gợi ý sản phẩm​

Bài viết liên quan