Sinh tố cùng Glucerna - Trọn vẹn bữa ăn ngon, lành mạnh vì sức khỏe

Sinh tố cùng Glucerna - Trọn vẹn bữa ăn ngon, lành mạnh vì sức khỏe
Sinh tố cùng Glucerna - Trọn vẹn bữa ăn ngon, lành mạnh vì sức khỏe
Sinh tố cùng Glucerna - Trọn vẹn bữa ăn ngon, lành mạnh vì sức khỏe

Chúng ta ai cũng mong muốn được tận hưởng niềm vui ăn uống với đa dạng các loại thực phẩm. Bài viết này sẽ giới thiệu cho người mắc đái tháo đường những công thức sinh tố từ Glucerna ngon miệng, dễ thực hiện và lành mạnh cho sức khỏe.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, bạn hãy lưu ý đến việc thay đổi chế độ ăn và duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đái tháo đường. Cụ thể, chế độ ăn uống cân bằng giúp kiểm soát mức đường huyết. Nếu ăn uống không hợp lý và tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao, bạn có thể gặp phải tình trạng tăng đường huyết [1].

Hàng ngày người bệnh đái tháo đường cần lưu ý việc lựa chọn và chế biến thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết. Bài viết này sẽ giới thiệu cho người mắc đái tháo đường những công thức sinh tố từ Glucerna ngon miệng, dễ thực hiện và lành mạnh cho sức khỏe

Các công thức này đều được xây dựng dựa trên dinh dưỡng cân bằng, với thành phần nguyên liệu lành mạnh cho sức khỏe; đồng thời lưu tâm tới hương vị và sự ngon miệng của người dùng. Và đặc biệt, các món ngon dành cho bữa ăn của người mắc đái tháo đường cần đảm bảo những điều kiện:

Cân bằng dinh dưỡng:

Món ăn cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết bao gồm protein, chất béo tốt, carbohydrate phức hợp, vitamin và khoáng chất. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường đơn và carbohydrate tinh chế [2].

Chọn lựa thực phẩm phù hợp:

Sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn [3].

Phương cách chế biến lành mạnh:

Chế biến thực phẩm bằng cách nướng, hấp, luộc hay dùng tươi thay vì chiên, rán để giảm lượng chất béo bão hòa. Hạn chế sử dụng muối và gia vị để tránh tăng huyết áp [4].

Ăn uống điều độ:

Duy trì bữa ăn chính và phụ đều đặn trong ngày để tránh tình trạng hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết đột ngột. Bắt đầu ngày mới với bữa sáng đầy đủ dưỡng chất để cung cấp năng lượng và giúp ổn định đường huyết [5].

Kiểm soát lượng Carbohydrate:

Chọn các loại carbohydrate phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Theo dõi lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để không vượt quá mức cho phép [3].

Kết hợp thực phẩm một cách khoa học:

Kết hợp thực phẩm chứa carbohydrate với chất béo lành mạnh và protein để giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu. Tránh ăn đồ ngọt riêng lẻ, thay vào đó, nên ăn kèm với các thực phẩm lành mạnh khác [4].  

Sử dụng thực phẩm chuyên biệt:

Khi cần thiết, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mắc đái tháo đường để thay thế bữa ăn hoặc dùng như bữa phụ [6]. Những sản phẩm này thường được thiết kế để cung cấp dinh dưỡng cân bằng. Bằng cách tuân thủ các khuyến nghị trên, các món ăn dành cho người mắc đái tháo đường không chỉ ngon miệng mà còn hỗ trợ tốt cho sức khỏe.

Các công thức sinh tố ngon miệng có Glucerna lành mạnh cho sức khỏe của bạn

Có thể nhiều người nghĩ rằng chế độ ăn cân bằng và lành mạnh sẽ khó ngon miệng? Tham khảo ngay các công thức sinh tố giúp đem lại sự đa dạng cho chế độ ăn nhưng vẫn giữ sức khỏe bạn ổn định. Glucerna có chỉ số đường huyết thấp (GI) có thể dễ dàng thêm vào các bữa ăn yêu thích của bạn để giúp cho bữa ăn vừa ngon miệng vừa hỗ trợ cho bữa ăn lành mạnh hơn.

Lưu ý: Năng lượng từ sinh tố cần được tính/bao gồm trong tổng năng lượng khuyến nghị của khẩu phần ăn hàng ngày.

1. Sinh tố Chuối & si rô cây phong

Chuối và sữa chua là những nguyên liệu lành mạnh dùng làm sinh tố rất phổ biến và được biết đến từ lâu. Các thành phần này mang lại độ sánh mịn tuyệt vời khi kết hợp dinh dưỡng từ Glucerna sẽ đem lại bữa ăn nhẹ ngon miệng, bổ dưỡng và nhanh chóng.

Công thức dành cho 2 phần:

  • 200 ml nước
  • 8 muỗng bột Glucerna (muỗng có sẵn trong hộp)
  • 1 trái chuối chín
  • 200 g sữa chua Hy Lạp giảm béo
  • 2 muỗng cà phê siro cây phong nguyên chất

Loại muỗng nhỏ được dùng để đong siro cây phong là loại khoảng 5.69 grams/1 muỗng. Siro cây phong được sản xuất từ nhựa của cây phong. Phần nhựa này có vị ngọt thanh rất dễ chịu, và chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nghiên cứu khoa học cho thấy siro cây phong có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể là một lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho đường tinh luyện, nhưng vẫn nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải [7]. Nên bạn cần dùng đúng lượng siro cây phong được hướng dẫn như trên.

Nếu không có được các nguyên liệu như sữa chua Hy Lạp và siro cây phong, các bạn có thể thay thế bằng các nguyên liệu dễ kiếm hơn ở Việt Nam.


- Sữa chua Hy Lạp (được làm từ sữa không đường, ít hoặc không béo [8]) nên bạn có thể thay bằng sữa chua không đường, ít béo.


- Siro cây phong (được sản xuất từ nhựa của cây phong, có vị ngọt thanh tư nhiên, chứa vitamin và khoáng chất), bạn có thể thay bằng đường thốt nốt - một loại đường có thể phù hợp cho người mắc đái tháo đường, đang ăn kiêng hoặc giảm cân [9] 

Cách làm:

  1. Cho tất cả các nguyên liệu với lượng đong đúng công thức trên vào máy xay sinh tố.
  2. Xay cho đến khi mịn và bông.
  3. Thưởng thức ngay.

Mẹo nhỏ:

  • Nếu muốn sinh tố mát lạnh hơn, bạn có thể dùng nguyên liệu để lạnh hay làm thành viên đá nhỏ trước khi xay nhé!

Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi phần:

  • Năng lượng: 300cal
  • Protein: 12g
  • Carbohydrate: 42g
  • Chất béo bão hòa: 2g
  • Chất xơ: 3g

2. Sinh tố Dứa Dừa

Trái dứa còn gọi là trái thơm trong cách nói của người miền nam. Món sinh tố mát lạnh ngọt ngào này lấy cảm hứng từ cocktail pina colada gợi nhắc những kỳ nghỉ ở miền nhiệt đới! Mùi vị lá bạc hà kèm theo mang lại sự tươi mát và sảng khoái!

Công thức dành cho 2 phần:

  • 250 ml nước dừa ướp lạnh
  • 100 ml nước lọc được làm lạnh
  • 8 muỗng bột Glucerna
  • 2 lát dứa (thơm) tươi 
  • 1/3 chén lá bạc hà tươi (khoảng 1-2 nhánh)
  • 8 viên đá

Cách làm:

  1. Cho nước dừa và nước lọc được làm lạnh vào máy xay sinh tố, sau đó thêm bột Glucerna. Xay cho đến khi bột tan.
  2. Thêm dứa (thơm), bạc hà và đá và xay cho đến khi mịn.
  3. Rót vào ly cao và trang trí với lá bạc hà tươi.

Mẹo nhỏ:

  • Bạn có thể thêm 2 trái chanh dây để làm mới hương vị.

Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi phần:

  • Năng lượng:265cal
  • Protein: 10g
  • Carbohydrate: 33g
  • Chất béo bão hòa: 1g
  • Chất xơ: 5g

3. Sinh tố Trái Cây Nhiệt Đới

Ly sinh tố với các loại trái cây miền nhiệt đới thơm ngon là lựa chọn thích hợp để khởi động một ngày mới của bạn. Đặc biệt tiện lợi khi chỉ mất vài phút để chuẩn bị!

Công thức dành cho 350ml sinh tố:

  • 1 cốc sữa tươi nguyên kem 
  • 3 muỗng bột Glucerna
  • 1/2 trái chuối
  • 1 trái chanh leo
  • 1 má xoài
  • 2 muỗng sữa chua Hy Lạp, hoặc bạn cũng có thể thay thế bằng nguyên liệu phổ biến hơn là sữa chua không đường [8].

Cách làm:

  1. Cho sữa, bột Glucerna, chuối, chanh leo, xoài và sữa chua Hy Lạp (hoặc sữa chua không đường) vào máy xay sinh tố
  2. Xay nhuyễn và tạo bọt. 
  3. Cho ra ly lớn và thưởng thức.

Mẹo nhỏ:

  • Nếu muốn sinh tố mát lạnh hơn, bạn có thể dùng nguyên liệu để lạnh hay làm thành viên đá nhỏ từ trước khi xay.

Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi phần:

  • Năng lượng:265cal
  • Protein: 10g
  • Carbohydrate: 33g
  • Chất béo bão hòa: 1g
  • Chất xơ: 5g

Lưu ý: Đây là các thông tin mang tính chất tham khảo. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn tham khảo:

1. Mayo Clinic, 2023. Diabetes diet: Create your healthy-eating plan. [online] Available at: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-diet/art-20044295?p=1 [Accessed 3 June 2024]. 
2. Bauer, J. and Franco, R. (2023) 10 Foods to Avoid When You Have Type 2 Diabetes. Everyday Health. Medically reviewed by Reyna Franco, RDN, courtesy of the American College of Lifestyle Medicine. Updated on August 14, 2023. Available at: https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/diet/joy-bauer-foods-to-avoid-when-you-have-diabetes/ [Accessed 12 June 2024]. 
3. Segal, J., Ph.D., Robinson, L., and Smith, M., M.A. (2024) The Diabetes Diet: Create a Healthy Diabetic Eating Plan. Reviewed by Snyder, A., MS, RD, CSOWM. HelpGuide. Last updated on June 3, 2024. Available at: https://www.helpguide.org/articles/diets/the-diabetes-diet.htm [Accessed 12 June 2024].
4. Murillo, S., Mallol, A., Adot, A., Juárez, F., Coll, A., Gastaldo, I., and Roura, E. (2022) 'Culinary strategies to manage glycemic response in people with type 2 diabetes: A narrative review', Frontiers in Nutrition, 9, [Online]. DOI: 10.3389/fnut.2022.1025993. Available at: https://doi.org/10.3389/fnut.2022.1025993 [Accessed 12 June 2024]. 
5. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. [Online] Available at: https://syt.binhdinh.gov.vn/index.php/vi/download/Thu-vien-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-Quy-trinh-ky-thuat-va-cac-Tai-lieu-chuyen-mon-kham-chua-benh/Quyet-dinh-so-5481-QD-BYT-ngay-31-12-2020-cua-Bo-Y-te-V-v-ban-hanh-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-dai-thao-duong-tip-2.html [Accessed 12 June 2024]. 
6. Chee, W. S. S., Gilcharan Singh, H. K., Hamdy, O., Mechanick, J. I., Lee, V. K. M., Barua, A., Mohd Ali, S. Z., & Hussein, Z. (2017). Structured lifestyle intervention based on a trans-cultural diabetes-specific nutrition algorithm (tDNA) in individuals with type 2 diabetes: a randomized controlled trial. BMJ Open Diabetes Research & Care, 5(1), e000384. https://doi.org/10.1136/bmjdrc-2016-000384
7. Mohammed, F., Sibley, P., Abdulwali, N., Guillaume, D., 2023. Nutritional, pharmacological, and sensory properties of maple syrup: A comprehensive review. Heliyon, [online] 9(9), e19216. Available at: https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2023.e19216 [Accessed 3 June 2024]. 
8. Báo Sức khỏe & Đời sống, 2020. Ăn sữa chua giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường như thế nào?. [online] Available at: https://suckhoedoisong.vn/an-sua-chua-giam-nguy-co-mac-benh-dai-thao-duong-nhu-the-nao-169240319154026157.htm [Accessed 30 July 2024]. 
9. Lao Động, 2023. Loại đường có thể phù hợp cho người mắc tiểu đường, ăn kiêng và giảm cân. [online] Available at: https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/loai-duong-co-the-phu-hop-cho-nguoi-mac-tieu-duong-an-kieng-va-giam-can-1307577.ldo [Accessed 30 July 2024].

GLU-C-38-24

Bài viết liên quan