Biến chứng suy tim, suy thận ở người mắc đái tháo đường

Biến chứng suy tim, suy thận ở người mắc đái tháo đường

Banner
Banner
Banner

Khi bạn nghĩ về các hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể, những cơ quan có thể bạn sẽ nghĩ tới đầu tiên là tim và thận. Bạn có biết có mối liên kết về mặt sức khỏe của các cơ quan này với bệnh đái tháo đường? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa đái tháo đường và các biến chứng trên tim và thận trong bài viết này.

Tại sao người mắc đái tháo đường dễ bị suy tim, suy thận?

Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) đặc biệt đái tháo đường tuýp 2, tăng nguy cơ mắc các biến chứng về tim và thận. Nguyên nhân do nếu đái tháo đường không được kiểm soát tốt, mức đường huyết tăng cao có thể làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể bạn [1].

● Thận: là cơ quan lọc các chất thải và dịch dư trong cơ thể. Qua thời gian, tình trạng mạch máu bị tổn thương có thể khiến thận giảm khả năng hoặc thậm chí dừng lọc máu, dẫn tới bệnh thận mạn. Ước tính khoảng 1 trong 3 người mắc đái tháo đường có các bệnh lý về thận [1].

● Tim: đường huyết cao có thể gây tổn thương đến các mạch máu nuôi tim và não. Tình trạng này có thể dẫn đến hẹp thậm chí gây tắc các mạch máu này, gây ra các cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nhồi máu não. Nếu bạn mắc đái tháo đường, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi người thường, theo báo cáo của các nghiên cứu ở Hoa Kỳ [2], [3].

Biến chứng thận ở người mắc đái tháo đường là gì?

Bệnh cầu thận (tổn thương cầu thận) là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất với nhiều người  mắc đái tháo đường. Nó là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu ở Mỹ [1].
Bệnh thận đái tháo đường có vài triệu chứng sớm hoặc các dấu hiệu cảnh báo, mà chúng lại tương tự với các bệnh khác có liên quan đến đái tháo đường tuýp 2. Tổn thương thận từ bệnh lý cầu thận có thể xảy ra từ 10 năm trước khi có triệu chứng đầu tiên trên lâm sàng [5].

1. Các triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường [5]:

● Ứ dịch, phù chân, mắt cá,…

● Giảm cảm giác thèm ăn.

● Cảm giác mệt mỏi hoặc yếu thường xuyên.

● Đau đầu thường xuyên.

● Buồn nôn, nôn.

● Mất ngủ.

● Khó tập trung.

2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh thận đái tháo đường:

Chẩn đoán sớm tổn thương thận là tối quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Nếu bạn mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường tuýp 2, hoặc những yếu tố nguy cơ đái tháo đường khác, thận của bạn đã trong tình trạng phải làm việc quá sức và chức năng thận nên được kiểm tra hằng năm [4].

● Huyết áp cao không được kiểm soát.

● Đường huyết cao không được kiểm soát.

● Béo phì.

● Tăng mỡ máu.

● Tiền căn gia đình có bệnh thận hoặc bệnh tim.

● Hút thuốc lá.

● Lớn tuổi.

Biến chứng tim mạch ở người mắc đái tháo đường là gì?

Đường huyết cao ở người mắc đái tháo đường có thể làm tổn thương các mạch máu và các thần kinh điều khiển tim và các mạch máu. Dần dần qua thời gian, các tổn thương này sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch. Người mắc đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch sớm hơn so với người bình thường, và tăng gấp đôi nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não [2].

1. Các yếu tố nguy cơ của tim mạch và đột quỵ:

● Hút thuốc lá.

● Huyết áp cao.

● Tăng mỡ máu.

● Thừa cân, béo phì, béo bụng.

● Bệnh thận mạn.

● Tiền căn gia đình có bệnh tim mạch.

2. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ não [2], [3]:

● Kiểm soát tốt đường huyết: theo dõi HbA1C và đảm bảo duy trì chế độ ăn và thuốc phù hợp để đạt được mức mục tiêu. Chỉ số này phản ánh mức đường trung bình của bạn trong suốt 3 tháng vừa rồi, và khác với chỉ số đường huyết mà bạn thử hằng ngày. Mục tiêu HbA1C cho đa số các trường hợp là 7%, và mục tiêu này có thể thay đổi tùy theo tuổi và mức độ tuân thủ điều trị của từng cá nhân.

● Kiểm soát tốt huyết áp: nếu huyết áp tăng quá cao, tim bạn có thể sẽ phải làm việc quá sức. Huyết áp cao cũng có thể gây cơn trụy tim hoặc đột quỵ não và gây tổn thương lên thận và mắt. Mức huyết áp mục tiêu cho hầu hết người mắc đái tháo đường là 140/90mmHg, và chỉ số mục tiêu này có thể thay đổi đôi chút tuỳ theo khuyến cáo điều trị của các hiệp hội tim mạch khác nhau trên thế giới.

● Kiểm soát tốt mỡ máu: sự lắng đọng dần mỡ trong mạch máu, theo thời gian có thể dẫn đến tắc mạch máu gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nhồi máu não. Nếu bạn hoặc có người thân mắc đái tháo đường trên 40 tuổi và có nguy cơ cao, bạn cần lưu ý điều này để có thể sẽ phải dùng thuốc điều trị để làm giảm mỡ máu về ngưỡng thấp hơn để bảo vệ hệ tim mạch. Một vài trường hợp thậm chí phải dùng thuốc từ tuổi trẻ hơn nếu mức cholesterol tăng quá cao hay có kèm các yếu tố nguy cơ khác.

Làm cách nào để phòng ngừa biến chứng suy tim, suy thận hiệu quả

Mặc dù các biến chứng ở những cơ quan tối quan trọng như tim, não, và thận vừa kể trên là rất nguy hiểm, vẫn có cách để chúng ta hạn chế nguy cơ mắc những biến chứng này. Bạn cần có những điều chỉnh tích cực ở cả chế độ ăn, chế độ luyện tập hằng ngày và sử dụng thuốc theo chỉ định để kiểm soát đường huyết, cũng như kiểm soát tốt các tình trạng bệnh lý nền để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm này. Các biện pháp sẽ giúp ích bao gồm:

Một phần quan trọng trong việc hạn chế các biến chứng là lựa chọn chế độ ăn hợp lý và khoa học. Người mắc đái tháo đường đã có tổn thương thận lại càng cần cẩn trọng hơn với chế độ ăn của mình. Cần lưu ý tránh các đồ ăn làm tăng đường huyết và tăng mỡ máu. Ngoài ra, bạn cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mắc đái tháo đường có chỉ số đường huyết (GI index) thấp, với hệ bột đường tiên tiến tiêu hóa từ từ, bổ sung myo-inositol, giúp kiểm soát tốt đường huyết và được chứng minh lâm sàng hỗ trợ ổn định đường huyết khi sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt còn chứa axit béo “khỏe" như MUFA và PUFA để hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.

● Duy trì tập luyện thể dục với cường độ vừa sức hằng ngày là chìa khóa để đảm bảo sức khỏe. Các chuyên gia y tế khuyến nghị bạn nên dành ít nhất 150 phút để hoạt động thể chất mức độ vừa hoặc 75 phút hoạt động thể chất mức độ cao mỗi tuần hoặc kết hợp tương đương giữa hoạt động thể chất mức độ vừa và mức độ cao. [6]

● Giữ huyết áp trong mục tiêu điều trị theo khuyến cáo của chuyên gia y tế chuyên khoa tim mạch. Người mắc đái tháo đường cần tái khám định kỳ để được theo dõi và có các biện pháp điều trị kiểm soát huyết áp nếu cần thiết. Lưu ý chế độ ăn với người có tăng huyết áp: hạn chế muối, giảm cân và tránh dùng đồ uống có cồn.

● Ngưng hút thuốc lá - điều này là đặc biệt quan trọng với người mắc đái tháo đường vì cả hút thuốc lá và đái tháo đường đều làm hẹp mạch máu, do đó sẽ khiến tim bạn phải làm việc vất vả hơn. Thuốc lá điện tử cũng không phải là một lựa chọn an toàn. Nếu bạn bỏ hút thuốc, bạn sẽ giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các tổn thương thần kinh, thận và mắt, và cả nguy cơ đoạn chi đồng thời giúp bạn cải thiện mức đường huyết, huyết áp và mỡ máu [4].

Để giảm thiểu nguy cơ các biến chứng ở tim và thận ở người mắc đái tháo đường, bạn hãy duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục, chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng, kiểm soát lo âu, sử dụng thuốc đúng chỉ định của chuyên gia và tái khám định kỳ.

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn tham khảo:

1. American Heart Association. The Connection Between Diabetes, Kidney Disease and Your Heart.
Site: https://www.knowdiabetesbyheart.org/articles/diabetes-your-heart-and-kidneys-triangle-of-risk/
2. Barrett-Connor E, Wingard D, Wong N, Goldberg R. Chapter 18: Heart disease and diabetes (PDF, 1.07 MB) . In: Cowie CC, Casagrande SS, Menke A, et al, eds. Diabetes in America, 3rd ed. NIH Pub No. 17-1468. National Institutes of Health; 2018:18.1–18.30. Site: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK568001/
3. Pikula A, Howard BV, Seshadri S. Chapter 19: Stroke and diabetes. In: Cowie CC, Casagrande SS, Menke A, et al, eds. Diabetes in America, 3rd ed. NIH Pub No. 17-1468. National Institutes of Health; 2018:19.1–19.23. Site: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK567972/
4. NIH – National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. Diabetes, Heart Disease, and Stroke. https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/preventing-problems/heart-disease-stroke 
5. Type 2 Diabetes and Kidney Disease. https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/kidney-disease#What-is-diabetic-nephropathy
6. Exercise intensity: How to measure it https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/in-depth/exercise-intensity/art-20046887 

GLU-C-261-22

 Gợi ý sản phẩm​

Bài viết liên quan